Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

THÁI CỰC QUYỀN - DƯƠNG LỘ THIỀN KỲ CUỐI: BÍ KIP THỊNH TRUYỀN, DANH LƯU HẬU THẾ



            Từ ngày rời Trần Gia Câu, Dương Lộ Thiền hơn 20 năm dạy võ nhưng không hề thu nhận một đệ tử chính thức nào. Người kế thừa toàn bộ võ công Thái Cực Quyền của họ Dương là hai người con trai của Dương. Sau này, người ta gọi Thái Cực Quyền của Dương Lộ Thiền là Thái Cực Quyền của họ Dương (Dương Thị Thái Cực Quyền) phần nào cũng bởi Dương Lộ Thiền và các thế hệ sau của họ Dương ít khi truyền môn võ này ra ngoài.

            Dương Lộ Thiền có ba người con trai: Phượng Hầu, Ban Hầu và Kiến Hầu. Khi Dương Lộ Thiền từ Trần Gia Câu họ được chân truyền Thái Cực Quyền của Trần Trường Hưng trở về thì tuổi đã ngoài ngũ tuần. Phượng Hầu lúc nhỏ cũng theo cha học võ nhưng lúc này đã có gia đình nên đành bỏ nghiệp võ, chỉ còn lại Ban Hầu và Kiến Hầu theo Dương Lộ Thiền lên kinh rồi cùng cha vào giáo luyện tại phủ Đoan Vương.

            Dương Ban Hầu (1837 – 1892) là con trai thứ hai của Dương Lộ Thiền , từ nhỏ đã được Dương Lộ Thiền rèn luyện nghiêm khắc nên lớn lên công phu cũng lừng lẫy một thời. Ban Hầu tính khí ôn hòa nhưng cương nghị thẳng thắn. Một lần, một vị võ sư từ phương xa tìm tới đồi quyết đấu. Người này từng đi du đấu khắp 7 tỉnh và đều giành thẳng lợi, người ta gọi là võ sư “lực ngàn cân”. Nghe tin người này tới tìm quyết đấu, Dương Lộ Thiền cho rằng loại người này không đáng để quan tâm, nhưng Ban hầu thì kiên quyết nói: “Cửa hàng chúng ta mở có hàng hóa hẳn hòi, người ta đến mua, sao lại không bán?”. Nói rồi lẳng lặng tìm đến lầu Tây Tứ Bài, nơi “lực ngàn cân” hẹ quyết đấu đồng thời viết giấy quyết đấu sinh tử với võ sư này. Đối phương cậy thế to lớn, xông vào tấn công Ban Hầu ngay từ khi trận Đấu bắt đầu. Nhưng chỉ đến chiêu thứ hai, Ban Hầu hét lớn một tiếng, mọi người chưa kịp nhìn rõ mọi việc thì “lực ngàn cân” đã ngã vật xuống đất. Ban hầu ung dung trỏ về phủ Đoan Vương.

            Dương Kiến Hầu (1839 -1917) là con trai thứ ba của Dương Lộ Thiền . Kiến Hầu tư chất võ công tốt hơn hai anh trai mình nhưng tính tình cực kỳ ôn hòa. Võ công cao siêu nhưng đấu với ai, Kiến Hầu cũng không hề có ý khinh địch. Vì vậy, mỗi lần tham gia quyết đấu, Kiến Hầu đều chiến thắng dể dàng. Chính con trai của Dương Kiến Hầu, Dương Trừng Phủ sau này đã là người tạo nên sự danh tiếng và phồn vinh của Thái Cực Quyền họ Dương.

            Trong thế hệ thứ 3 của nhà họ Dương theo nghiệp võ, dù là con thứ ba nhưng Dương Trừng Phủ là người thông minh mẫn nhuệ bậc nhất. Trừng Phủ từ nhỏ đã theo cha mình Kiến Hầu học võ nghệ. Cho đến tận năm 1917 khi Kiến Hầu mất, Trừng Phủ mới nam hạ, đến Vũ Hán, Nam Kinh,… dạy quyền thuật. Sau đó, Trừng Phủ còn nhận được nhiều lời mời làm chức giáo luyện, phụ trách võ thuật ở các tỉnh Chiết Giang, Quảng Đông…

            Tuy học Thái Cực Quyền từ Trần Trường Hưng, nhưng để dạy cho những người ở phủ Quảng Bình, vùng đất vốn không có truyền thống võ họ, Dương Lộ Thiền đã thêm vào Thái Cực Quyền của họ Trần rất nhiều thay đổi, Khiến Thái Cực Quyền trở nên hợp lý hơn, đại chúng hơn, tất cả mọi người đều có thể luyện tập được. Cho đến năm 1930, khi Trừng Phủ cho in cuốn “Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư” thì Thái Cực Quyền của họ Dương đã được đông đảo người dân phổ thông đón nhận như là một môn võ rèn luyện thân thể. Đến nay, đã ngót 150 năm kể từ khi Dương Lộ Thiền bắt đầu dạy võ ở phủ Quảng Bình, Thái Cực quyền của họ Dương đã trở thành Quốc Truyền của Trung Quốc được hàng tỉ người biết tới. Và người ta không ai quên rằng, môn võ đại chúng ấy có một ông tổ mà tên tuổi lẫy lừng được xây dựng từ những cuộc quyết đấu, Dương Lộ Thiền – Dương Vô Địch

Thái Cực Quyền – Dương Lộ Thiền Kỳ 6: Lực áp quần hùng, xứng ngôi vô địch



            Mở võ đường chưa được bao lâu, Dương Lộ Thiền nhận được lời mời của Vũ Nhữ Thanh, một người bà con xa đang làm chức Viên ngoại lang tại Bộ Hình lên Bắc Kinh dạy võ. Nghĩ rằng, Bắc kinh là nơi đô hội, nhân tài khắp nơi hội tụ, ắt sẽ có không ít cao thủ để mình có dịp học hỏi, vì vậy Dương Lộ Thiền lại khăn gói ra đi. Đến Bắc Kinh, ban đầu, Dương Lộ Thiền được Nhữ Thanh giới thiệu đến làm tân khách ở dinh thự của một hào phú họ Trương. Họ trương trước kia mở cửa hàng buôn bán, tính tích cóp cộng thêm mánh lới làm ăn khiến hắn giàu lên nhanh chóng. Dinh thự họ Trương trở thành nơi ăn chơi hưởng lạc của quan viên cũng như các nhà hào phú đất kinh thành. Do tiền không hề thiếu, họ Trương còn tụ tập về nơi đây rất nhiều các võ sư danh tiếng đến từ khắp nơi trong cả nước. Họ được thuê để dạy võ cho con em các nhà hào phú.

            Trong bữa tiệc gặp mặt, họ Trương vừa thấy hình dáng gầy gò, cách ăn mặc quê kệch của Dương Lộ Thiền đã có vẻ khinh thường, xếp Dương Lộ Thiền ngồi sau cùng, dưới những võ sư có thân hình hộ pháp lực lưỡng. Trong bữa tiệc, Trương mỉa mai hỏi Dương Lộ Thiền “D tiên sinh, chẳng hay Miên quyền nổi tiếng của tiên sinh có thể đánh được người không?”. Dương Lộ Thiền ung dung nói: “Miên quyền của tôi ngoại trừ người đồng, người sắt, người đá là không đánh được, còn đã là người có bố mẹ sinh ra, có máu có thịt thì đều có thể đánh”. Họ Trương nghevaayj càng thích chí hơn nói: “vậy ngài có thể giao đấu một chút với các vị võ sư đang ngồi ở đây hay không?”. Dương Lộ Thiền thẳng thắn nói ngay: “được, vậy tôi xin phép được thử sức vài chiêu với các sư phụ ngồi đây”.

            Nói xong, mọi người đang ngồi đều đứng cả dậy ra sân sau, nơi luyện võ thường ngày của các võ sư. Đứng trước cả chục đối thủ có thân h ình lực lưỡng, Dương Lộ Thiền nghĩ rằng phải tốc chiến tốc thắng hạ gục đối thủ để tên họ Trương bỏ thói khinh thường người dân tỉnh lẻ. Nghĩ rồi, chân trái bước lên trước, hai tay đặt trước mặt, Dương Lộ Thiền sẵn sàng chờ đợi đòn tấn công của đối thủ. Ngay lập tức, một vị võ sư rấu tóc xồm xoàm, mặt đỏ ửng lên vì rượu, có vẻ như là người nóng tính, trợn mắt, hét lớn tung chiêu xông về phía D, chỉ thấy Dương Lộ Thiền giơ một tay ra, vụt một cái, đối thủ đã nằm chỏng gọng cách xa vài trượng.
            “Hắn không xong, để ta”, vị võ sư thứ 2 hét lớn rồi cũng hùng hổ xông vào. Nhưng kết cục cũng chẳng khác bao nhiêu. Không quá một chiêu, võ sư này đã bị Dương Lộ Thiền đánh bật ra ngoài nằm rên rỉ. Cứ như vậy, gần chục vị võ sư đình đám khắp kinh thành trở thành bại tướng dưới tay một võ sư tỉnh lẻ. Khi những võ sư mà mình sùng kính bấy lâu này đã nằm sõng soài ở các góc sân, những quan viên hào phú kinh thành vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Càng không phải nói sự kinh ngạc của họ Trương, hắn vội vàng sai gia nhân sắp tiệc rồi mời Dương Lộ Thiền ngồi lên ghế dầu. Nhưng thấy chủ nhân trước sau bất nhất, không hợp với tính cách thẳng thắn của mình, Dương Lộ Thiền cáo từ rồi ra về.

            Việc giới thiệu Dương Lộ Thiền làm giáo luyện không thành, nhưng trận đấu tại dinh thự họ Trương đã khiến cho danh tiếng Dương Lộ Thiền được cả kinh thành biết tới. Các cao thủ đất kinh thành lại kéo đến tìm Dương Lộ Thiền đòi tỉ thí. Nhưng bao nhiêu cao thủ đến, rồi bấy nhiêu người ra về cùng chiến bại. người ta chẳng hiểu vì lý do gì, bộ quyền pháp mềm oặt như thiếu sức sống của họ Dương lại lợi hại kinh người đến như vậy. bất cứ đòn đánh nào dù lợi hại đến đâu trước Dương Lộ Thiền cũng chỉ như đánh vào không khí. Và rồi đến khi họ Dương tấn công thì không quá hai chiêu, đối phương đã bị đánh văng khỏi võ đài một cách dể dàng.

            Lâu dần, người ta cho rằng, Dương Lộ Thiền lợi hại chẳng qua là vì bộ pháp linh hoạt và thân thủ uyển chuyển chứ không có gì đặc biệt và bí hiểm. Thế nên, thời ấy, một võ sư nội gia danh tiếng Bắc Kinh đã tìm Dương Lộ Thiền đòi đấu nội công. Ban đầu, Dương Lộ Thiền từ chối nói rằng việc thi đấu chỉ trọng việc thắng thua, như vậy không thể mở rộng giao lưu giữa các môn phái, chẳng có ích gì cho sự phát triển võ thuật. Nhưng vị võ sư danh tiếng này thì lại một mực cho rằng, hóa ra lời đồn đại trong dân gian là có thật, rằng Dương Lộ Thiền thắng được người ta chẳng qua vì giỏi trốn tránh, không bao giờ dám độ sức trực tiếp cả. Càng tin rằng mình có thể đánh bại D, vị võ sư này liên tiếp gửi thư đến khiêu chiến D, nhất định đòi ông ra mặt quyết đấu. Thậm chí, hắn còn thuê người tìm cơ hội mỗi khi Dương Lộ Thiền xuất hiện chốn đông người là mỉa mai, nói ông rụt đầu rụt cổ không dám nhận lời quyết đấu của đối phương.

            Rồi cũng đến lúc giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Dương Lộ Thiền quyết định nhận lời quyết đấu để chứng minh rằng, cái lợi hại của Thái Cực Quyền họ Dương không phải chỉ có sự uyển chuyển và linh hoạt. trong ngày quyết đấu, hai bên ước định đối phương sẽ đánh Dương Lộ Thiền ba quyền trước và sau đó sẽ đến lượt Dương Lộ Thiền dùng “Miên quyền” đánh lại ba quyền. Dương Lộ Thiền chấp nhận để đối phương đánh trước ba quyền. Trên võ đài, ông chọn góc sát rìa ngoài cùng nói: “nếu quyền của các hạ có thể khiến tại hạ thoái lui hai bước tại hạ sẽ ngã khỏi võ đài và xem như thua”. Nói rồi, Dương Lộ Thiền đứng thủ thế chờ đợi đòn tấn công của đối phương.
            Nhưng những võ sư kinh thành nào có biết, trước khi học võ, hàng mấy chục năm trời, Dương Lộ Thiền ngày nào cũng đẩy xe than nặng 800 cân đi khắp phủ Quảng Bình. Chẳng phải ngẫu nhiên, người ta lại gọi Dương Lộ Thiền là “800 cân” hay “Dương lão hổ”. Tuy thời gian ấy, Lộ thiền không luyện võ nhưng căn cơ ấy chẳng kém gì những người luyện võ từ nhỏ. Lại thêm gần 20 năm trời khổ luyện tại Trần Gia Câu, công phu của Dương Lộ Thiền nào chỉ có vẻ ngoài.

            Thế nên khi quyền của đối thủ vừa xuất ra thì lần này không phải là như đánh vào không khí mà như chạm phải một ngọn núi vững chãi sừng sững. Trong những cơn gió thu se lạnh đầy cát bụi của thành Bắc Kinh, trên võ đài, Dương Lộ Thiền vẫn đứng sừng sững không hề nhúc nhích mà đối phương thì đánh đến quyền thứ bẩy. toát mồ hôi, vị võ sư danh tiếng đất kinh thành giật lùi lại phía sau vì hoảng sợ. Lúc này, Dương Lộ Thiền mới ung dung nói: “đến lượt tại hạ, xin các hạ đứng cho vững”. lời nói chưa dứt, quyền thế kinh người đã ập tới. chỉ mới một quyền, vị võ sư kia đã bị Lộ Thiền đẩy lùi đến gốc bên kia của võ đài rồi ngồi phịch xuống vì đau đớn. Thắng thua đã rõ.

            Những người dân hiếu kỳ đất kinh thành đều lắc đầu lè lưỡi vì võ công thâm sâu khó dò của họ Dương. Thế là từ đó, những người biết chút ít võ công ở chốn kinh thành khi nhắc đến Dương Lộ Thiền đều kèm theo hai chữ “Vô Địch”. Người ta đồn với nhau rằng, họ Dương là kẻ “bất khả chiến bại” đừng có dại dột mà đến tỉ thí làm gì. Cái tên Dương Lộ Thiền lừng danh khắp thành Bắc Kinh hình thành từ đó. Cũng nhờ thế Dương Lộ Thiền đã lọt vào mắt xanh của vị Đoan Vương Thanh triều. Sau đó ít lâu, Đoan Vương mời Dương Lộ Thiền vào làm giáo luyện ngay trong phủ đệ của mình. Dương Lộ Thiền cùng vợ và hai con trai đã sống một thời kỳ dài trong phủ Doan Vương cho đến tận những năm cuối đời mới trở về quê.

            Cũng trong thời gian làm giáo luyện trong Vương phủ, đã diễn ra cuộc đấu huyền thoại và ly kỳ giữa hai môn phái Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng, giữa hai vị giáo luyện và cũng là hai truyền kỳ võ học Dương Lộ Thiền và Đỗng Hải Xuyên. Cuộc đấu tuy không phân thắng bại nhưng đã giúp Dương Lộ Thiền và Đỗng Hải Xuyên trở thành đôi bạn tri kỷ về võ học. Đổng Hải Xuyên luôn khiêm nhường, cho rằng mình kém hơn D, còn Dương Lộ Thiền cũng khâm phục vì sự kiên cường của Hải Xuyên. Tuy vậy, người ta vẩn kể rằng mỗi khi có cơ hội, hai ông tổ của hai môn phái lại tìm cách so tài và mỗi lúc như vậy lại chẳng ai chịu ai.

            Một lần, hai người đi dạo ở Đức Thắng Môn. Đột nhiên, một con chim sẽ sà xuống sát hai người. Đổng Hải Xuyên thấy vậy, dùng môn khinh công khoái tuyệt của mình, nhón tay bắt lấy con chim mà không hề làm xây xước chút nào. Bắt xong, Hải Xuyên nhẹ nhàng chuyển con sẽ vào tay lộ Thiền rồi vừa đi vừa mỉm cười. Biết ý Hải xuyên có ý thử mình, Dương Lộ Thiền cũng không chịu thua kém. Chỉ thấy con chim trên tây Dương Ra séc vỗ cánh mà không thể bay lên được mặc dù tay của Dương Lộ Thiền hoàn toàn mở rộng. hóa ra, biết loài chim trước khi bay lên, chân bào giờ cũng nhún xuống mượn điểm tựa để lấy lực bay lên nên dù tay Dương Lộ Thiền vẫn mở rộng, nhưng ông đã quan sát rất kỹ cử động của con sẻ. Mỗi khi con chim nhún xuống mượn lực để bay lên, ông lại buôn tay khiến nó không có lực để bay lên được. Đủ thấy, quyền pháp của Dương Lộ Thiền linh hoạt và biến hóa đến mức nào.

Thái Cực Quyền - Dương Lộ Thiền kỳ 5: Lừng lẫy so tài, phong thái đại sư



           Ba lần đến Trần Gia Câu, 18 năm trời đằng đẳng, đến khi học nghệ thành tài, Dương Lộ thiền đã bước sang tuổi ngũ thập, Lại thêm ba năm cuối cùng ở trong mật thất cùng sư phụ Trần Trường Hưng chỉ chăm lo luyện võ, không chú ý đến việc gì khác. Thế nên, khi bước ra ngoài, Dương Lộ Thiền trong như một ông lão, râu tóc mọc dài, bạc trắng như cước. đó cũng là lúc Trần Trường Hưng nói với lộ Thiền rằng: “Bây giờ con có thể trở về quê được rồi, quyền thuật của con đã tinh thông, có thể trở thành nhân vật số một số hai trong giới võ lâm rồi”.

            Trở về tới phủ Quảng Bình, dù ra đi với mục đích vượt hơn đối thủ, nhưng Dương Lộ Thiền lại trở về với một tâm thái hoàn toàn khác. Ông chủ độngt ìm đến nhà Vũ Vũ Tương, nói cho Vũ nghe những gì mình đã học được và cũng chẳng ngần ngại chỉ dạy cho Vũ những gì tinh túy nhất của Thái Cực quyền. Đợi khi Vũ đã luyện thành thạo rồi, Dương Lộ Thiền mới đề nghị Vũ quyết đấu.

            Thế rồi cơ hội cũng đến, vào “Hạnh ho vũ hội” năm ấy, Dương Lộ Thiền chính thức mời Vũ Vũ tương so tài cao thấp. Từ ngày Dương Lộ Thiền từ Trần Gia Câu trở về phủ Quảng Bình đến nay, tính ra cũng đã ngót nữa năm. Vũ nghĩ rằng, với thời gian ấy, mình đã nắm được cốt lõi những chiêu thức mới mà Dương Lộ Thiền đã học được tại nhà Trần Trường Hưng nên chẳng ngại ngần nhận lời. Có điều, Vũ đã nhầm lớn, cái mà Dương Lộ Thiền học được trong mật thất Trần Gia Câu không chỉ là những chiêu thức.

            Không giống với lần trước, lần này dù là người đề nghị quyết đấu nhưng Dương Lộ Thiền cứ đứng yên bất động ở một  góc võ đài. Nhìn kỹ tư thế của Lộ Thiền, chỉ thấy chân trái ông bước lên trên một chút, hai tay để hờ trước mặt. Xem ra, thế võ chẳng có vẻ gì là cường mãnh hạ gục đối thủ. Trước nay quen thói biết trước chiêu thức của đối thủ rồi dùng chính chiêu thức ấy để khắc chế đối phương, Vũ vô cùng khó chịu khi Lộ Thiền gần như chẳng có phản ứng gì. Khi sự nghi hoặc lẫn bực tức khiến đầu óc Vũ căng lên đến đỉnh điểm, Vũ hét lên một tiếng, vung quyền lao vào Dương Lộ thiền.

            Nhưng sự tức giận khiến những đòn tấn công của Vũ cường mãnh bao nhiều thì sự đáp trả lại chỉ là con số không. Lộ Thiền cứ thoắt ẩn thoắt hiện, từ cơ thể đến bộ pháp mềm mại như một dải tơ khiến những đòn đánh của Vũ cứ như là rơi vào chỗ trống. không gặp bất cứ lực đối kháng nào nhưng những đòn đánh hiểm của Vũ cứ như rơi vào chổ trống. không gặp bất cứ lực đối kháng nào nhưng những đòn đánh hiểm hóc của Vũ cũng không thể chạm đến được người của Dương Lộ Thiền dù hình ảnh đối phương vẫn sừng sững xuất hiện trước mặt. Cứ như vậy, ba tuần hương đã trôi qua mà Vũ vẫn chưa có cách nào tiếp cận được đối thủ. Biết Lộ thiền đã đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hóa, cao hơn mình hẳn một bậc, khuôn mặt Vũ hiện lên vẽ bi phẫn tột cùng. Song vốn là kẻ nhanh trí, ngay lập tức Vũ dừng chân, chấp tay với Lộ Thiền một cái mà nói rằng: “Hạnh Hoa võ hội là chổ để huynh đệ khắp nơi giao lưu võ thuật, chúng ta chỉ nên đấu đến đây thôi. Công phu của Dương huynh quả thực là hơn người, tiểu đện xin bái phục!” nói rồi, Vũ tự mình nhảy xuống võ đài nhận thua, bảo toàn danh dự. lúc này, Dương Lộ Thiền mới mỉm cười rằng: “Vũ đệ quá lời rồi!”

            Trận đầu trong “Hạnh hoa võ hội” hôm ấy, tiếng là hai người giao đấu hữu nghị rồi cũng rất hữu nghị, Vũ Vũ Tương nhận thua, song những người đến xem ai cũng biết, trình độ võ công của Dương Lộ Thiền đã vượt hơn Vũ hẳn một bậc. Ba lần đến Trần Gia Câu, mất đến 18 năm trời, mọi người đều biết, họ Dương đã có được Thái Cực Quyền mật truyền của Trần Trường Hưng, vì thế việc Lộ Thiền thắng Vũ Tương cũng khong có gì là lạ. Điều khiến nhiều người hiếu kỳ chính là những thế võ uyển chuyển mềm mại như sợi tơ trôi trong không khí mà Dương Lộ Thiền sử dụng trong trận đấu này. Những người học võ bàn tán xôn xao về quyền pháp kỳ lạ mà Dương Lộ Thiền sử dụng. Rồi người này nhỏ tai người kia, khắp cả vùng Hà Bắc người ta bàn tán xôn xao về môn bộ quyền pháp có tên là “Hóa quyền” (quyền pháp mềm mại như sợi tơ), có thể hóa giải mọi chiêu thức tấn ông bằng những động tác cực kỳ mềm mại. Kể từ đó, cao thủ võ lâm khắp nơi tìm về phủ Quảng bình, một vùng đất trước nay những cao thủ võ lâm ít khi đặt chân đến chỉ để tận mắt được chứng kiến và so tài với môn quyền pháp mềm mại uyển chuyển kỳ lạ của họ Dương. Và cho đến tận ngày nay, ở phủ Quảng bình, người ta vẫn còn kể cho nhau nghe những trận quyết đấu lừng danh của danh sư Thái Cực quyền, Dương Lộ Thiền.

            Một lần, Lộ Thiền quyết đấu với một cao thủ võ lâm từ xa tìm đến. Để thu hẹp không gian di chuyển của Lộ Thiền, đối thủ đề nghị hai người giao đấu trên một bức tường cao. Lộ Thiền mỉm cười chấp nhận giao đấu. nhưng bức tường hẹp không khiến cho ông bị khó di chuyển như đối phương nghĩ. Vẫn lúc ẩn lúc hiện, mềm mại như sợi tơ, những chiêu thức của Lộ Thiền khiến cho đối thủ hoa mày chóng mặt. Chỉ mới vài hiệp, đối phương đã bị trung đòn văng ra. Thấy đối phương loạng choạng chực ngã xuống khỏi bức tường cao, Dương Lộ Thiền vội vã phi thân về phía trước nắm lấy chân của đối thủ cứu anh ta trông thế ngàn cân treo sợi tóc.

            Lại một lần khác, Dương Lộ Thiền ngồi câu cá bên bờ sông thì có hai người vốn theo học ngoại gia quyền đi qua. Biết người đang ngồi câu chính là Dương Lộ Thiền lừng lẫy khắp phủ Quảng bình, hai người muốn thử sức nhưng lại sợ không địch lại được họ Dương. Cuối cùng, hai kẻ nhìn nhau gật đầu rồi quyết định tấn công  từ phía sau lưng hòng đẩy Dương Lộ Thiền ngã xuống sông. Nhưng chiêu thức ấy chưa kịp tung ra thì chỉ nghe hai kẻ nham hiểu hự lên một tiếng rồi văng xuống sông. Hóa ra, Dương Lộ Thiền vốn đã cảm thấy hai kẻ này định đánh lén nên đã có phòng bị trước. Khi kẻ quyền kẻ cước xong đến, Dương Lộ Thiền đứng vụt dậy, người hơi cong về phía trước, lưng gồng lên. Chạm phải cơ thể như sắt thép của dương Lộ Thiền, hai nhà ngoại gia quyền đều bi chính phản lực đòn đánh của mình hất văng xuống sông. Diễn giải dài dòng nhưng mọi chuyện chỉ diễn ra trong chớp mắt. Trong khi hai kẻ đánh lén đang vùng vẫy bơi lên bờ để thoát thân thì Dương Lộ Thiền thu cần câu, ung dung ra về.

            Nổi tiếng nhờ môn võ bí truyền và những trận đấu, Dương Lộ Thiền cũng bắt đầu mở võ đường truyền dạy võ công cho những người trong gia đình cũng như con em trong phủ Quảng bình. Huyện thành Vĩnh Niên trở thành vùng đất võ từ đó. Người ta kể rằng, thời ấy, chẳng có đứa trẻ nhà nghèo nào lại không mơ tưởng có ngày trở nên lừng lẫy khắp vùng như võ sư bán than Dương Lộ Thiền. Và có lẽ chúng sẽ càng tự hào hơn khi biết rằng, danh tiếng của Dương Lộ Thiền không chỉ dừng lại ở phủ Quảng Bình nhỏ bé.

Thái Cực Quyền - Dương Lộ Thiền Kỳ 4: Hạ gục đối thủ chỉ với 3 chiêu


            Lần thứ 3 trở lại Trần Gia Câu, đang không biết suy tính ra sao để có thể học được những chiêu thức mơi từ vị sư phụ khó tính Trần Trường Hưng thì Dương Lộ Thiền nghe tin sự phụ mình đã bị bắt vào nhà lao quan phủ vì tội trộm ấn quan. Biết sự phụ mình trong sạch nhưng vì có kẻ ghen ghét nên mới gây ra đại họa cho cả gia đình, Dương Lộ Thiền quên hẳn chuyện học võ, tìm mọi cách cứu sự phụ. Lân la dò hỏi, Lộ thiền biết rằng, kẻ trộm ấn quan phủ là một kẻ rất giỏi kinh công. Mà trong số những người đến xin học Thái Cực quyền mấy tháng gần đây, chỉ có Liễu Ngũ là người do bị từ chối mà sinh ra oán hận Trần Trường Hưng, đi khắp nơi nói xấu ông. Trong huyện Ôn, Liễu Ngũ nổi tiếng là tay trộm cắp với tài kinh công kinh người. Chính hắn đã trộm ấn quan rồi viết giấy để lại đổ tội cho Trần Trường Hưng.

            Sau khi điểu tra kỹ càng, Dương Lộ Thiền tìm đến Liễu Ngũ đòi ấn quan và bắt ngay ra đầu thú. Liễu Ngũ là tay anh chị có hạng ở huyện Ôn, lại có tuyệt kỹ khinh công nên chẳng coi Lộ Thiền là gì. Nhưng hắn không ngờ rằng, kẻ lạ mặt ăn mặc cục mịch như một tên bán than kia lại có thể đánh ngã hắn chỉ trong 3 chiêu. Rồi khi muốn lồm cồm bò dậy định nhảy qua tường trốn, hắn đã bị Lộ Thiền dùng tay nhẹ nhàng đẩy văng xuống nền đất. Chiếc ấn cùng tên tội phạm bị đem lên trình quan phủ. Trần Trường Hưng vì thế mà được xóa bỏ hết tội danh.

            Khi Trần Trường Hưng từ nhà lao trở về, không giống như lần trước, Lộ Thiền vội vã khước từ sư phụ ra về. Nhưng Trần Trường Hưng vốn là người thông minh, ông biết rằng, Lộ Thiền từ xa ngàn dặm lặn lội lần thứ ba đên Trần Gia Câu tất là vì việc học võ. Nhưng vì Lộ Thiền vừa có ơn cứu mạng với mình, nên Trần Trường Hưng chưa tiện nói, đành nói LoojThieenf ở lại nhà mình thêm mấy ngày. Sau đó, trong một đêm trăng sáng, đợi mọi người ngủ say, Trần Trường Hưng mở chiếc tủ bí mật ở đằng sau tường lấy ra hai bức tranh “Thái Cực Hư Thực Đồ” đưa cho Lộ Thiền. hai người, một thầy một trò nằm ngay trên giường hoa tay múa chân luyện võ. Lần này, Trần Trường Hưng đã đem những bí quyết tổ truyền của Thái Cực quyền dạy hết cho Lộ Thiền.

            Thế là, ba lần đến Trần Gia Câu, 18 năm trời đằng đẵng, Dương Lộ Thiền mới có thể học hết toàn bộ chân truyền của Thái Cực quyền pháp, bước hết chặng đường cầu học của mình để trở thành Dương Vô Địch, ông tổ của Thái Cực quyền Dương phái sau này.

Thái Cực Quyền - Dương Lộ Thiền Kỳ 3: Đọ sức với học trò



Sự trở về của “anh bán than” Dương Lão Lộ là một sự kiện gaay xôn xao cả thôn Nam Quan. Người ta truyền tai nhau nói rằng, Dương Lộ Thiền từ Trần Gia Câu học được môn tuyệt kỹ Thái Cực quyền vô địch thiên hạ. Chỉ cần anh ta nhón chân là người có thể bay xa mấy trượng. Sức mạnh chế địch của tuyệt kỹ Thái Cực quyền này còn khủng khiếp hơn gắp bộ phần. Tiếng lành đồn xa, từ những người yêu thích võ nghệ cho đến trẻ con người già, ai cũng tìm đến nhà họ Dương để tận mắt chứng kiến môn tuyệt kỹ công phu này. Rất nhiều người còn đến xin Dương Lộ Thiền dạy Thái Cực quyền cho nhưng ông nhất mực từ chối, nói rằng mình học võ là vì yêu thích chứ không có ý định làm thầy dậy võ. Trong số này chỉ có Vũ Vũ Tương, kém Dương Lộ Thiền ba tuổi, người đã cấp cho Lộ Thiền lộ phí đến Trần Gia Câu cũng như chăm sóc cho mẹ già con nhỏ của Lộ Thiền trong 6 năm ông xa nhà là thân thiết với Lộ Thiền hơn cả. Để đền ơn Vũ Vũ Tương, Lộ Thiền quyết định đem tất cả sở học của mình tại Trần Gia Câu dạy lại cho Vũ. Hai người từ đó thân nhau như hình với bóng, suốt ngày bàn luận chuyện võ công.

Sau đó ít lâu, nhân tiết Thanh Minh, hạnh hoa nở rộ, Vũ Vũ Tương quyết định cùng với bạn bè trong giới võ thuật phủ Quảng Bình mở “Hạnh Hoa Võ Hội” nhằm tạo cơ hội cho mọi người giao lưu và bàn luận võ nghệ. Võ hội tuy diễn ra trong giới võ thuật phủ Quảng Bình nhưng được đông đảo người dân từ các huyện ngoài đến dự. Ngay quan tri phủ cũng không muốn bỏ qua sự kiện náo nhiệt, ngồi kiệu đến tận nơi để xem đấu võ. Trong trận cuối cùng của vũ hội tiết Thanh Minh hôm ấy,Vũ Vũ Tương mời Dương Lộ Thiền cùng mình đọ sức. Những tưởng Vũ Vũ Tương chỉ mới cùng mình luyện võ vài ba tháng, Dương Lộ Thiền lên đài với ý nghĩ đùa cho vui với Vũ một chút cho vũ hội thêm phần náo nhiệt. Không ngờ, Vũ xuất chiêu là thực lực muốn đọ sức với Dương. Hơn nữa, chiêu thức của Vũ lại không hề giống như kẻ chỉ vừa luyện võ vài ba tháng mà  rất thuần thục. Những chiêu thức mà Dương Lộ Thiền tấn công đều bị Vũ khóa chặt một cách dễ dàng. Không những thế, Vũ còn dùng chính những chiêu thức đó đánh bật Dương Lộ Thiền ra khỏi võ đài. Sau này, Dương Lộ Thiền mới biết là Vũ thường xuyên qua lại với những người luyện võ rồi học được những tinh túy trong môn võ mà họ luyện. Võ công Vũ vì vậy mà rất lợi hại.  Dương Lộ Thiền thất bại nhưng không phục, mới hạ quyết tâm quay lại Trần Gia Câu một lần nữa, tiếp tục luyện võ cho đến khi nào vượt qua Vũ Vũ Tương mơi trở về.

Lần thứ hai trở lại Trần Gia Câu, Dương Lộ Thiền lại vào tửu lầu nơi đầu sơn trang.Gặp lại bà lão năm xưa từng giúp mình vào được nhà Trần Trường Hưng. Vừa nhìn thấy Dương Lộ Thiền, bà lão đã mỉm cười: “tôi biết anh lại sẽ tới mà”. Dương Lộ Thiền kinh ngạc hỏi nguyên do. Bà lão cười nói: “có lẽ anh không biết, họ Trần nhận đệ tử cũng chia làm ba bước. Bước một là cho phép anh bước qua cửa. Bước 2 là cho anh vào trong sân, bước ba mới đưa anh vào nhà. Rồi anh sẽ còn phải tới đây nữa.” Dương Lộ Thiền lại một lần nữa xin bà lão bày kế giúp mình, bà lão nhẹ nhàng nói: “gặp mặt thì dể nhưng học nghẹ thì khó, anh phải làm thế này thì mới được…”

Hôm Dương Lộ Thiền đến nhà họ Trần đúng vào hôm mừng thọ Trần Trường Hưng. Hôm ấy, nhà họ Trần náo nhiệt khách ra vào ăn uống. Dương Lộ Thiền cũng tay bưng lễ đến mừng sư phụ. Nhưng sau hôm ấy, sau khi nhà họ Trần đã tiễn khách ra về cả, mà Lộ Thiền thì ở luôn ba hôm liền vẫn chưa thấy nói gì đến chuyện ra đi. Trần Trường Hưng nhiều lần thúc giục nhưng Dương Lộ Thiền dường như không nghe thấy, nhất quyết ở lại không chịu về. Ngược lại, hàng ngày còn dậy từ sớm, quét dọn gánh nước, chăm chỉ còn hơn những năm trước đây. Trần Trường Hưng thấy vậy, biết ý tứ của Dương Lộ Thiền muốn tiếp tục học võ nhưng chẳng nonis chẳng rằng, cứ để mặc. Dương Lộ Thiền theo đúng như lời bà lão dặn, cũng không nói gì chỉ đều đặn làm công việc của mình và tranh thủ thời gian rỗi luyện võ. Thời gian 3 năm lại qua đi.

Cho đến một hôm, Trần Trường Hưng gọi Lộ Thiền lại hỏi: “Lộ Thiền, lần này anh trở lại đây có phải là muốn…” chỉ chờ có vậy, Lộ Thiền liền đáp: “không giấu sư phụ, đệ tử rất mong sự phụ có thể dạy thêm đện tử một chút.” Trần Trường Hưng cười nói: “nếu anh đã có chí cầu học, thì theo ta” Nói xong, họ Trần quay người đi vào sân trong, Dương Lộ Thiền theo bước sự phụ đi vào bên trong. Hóa ra, Dương Lộ Thiền ở trong nhà họ Trần đã 9 năm trời nhưng không biết ở bên ngoài chỉ là sân tập võ, còn bên trong mới là phòng luyện võ thực sự. Họ Trần có quy định, chỉ khi luyện võ tới một trình độ nhất định mới được phép vào bên trong này cho nên trước nay ít người biết đến nơi này. Dương Lộ Thiền ở trong mật thất với Trần Trường Hưng suốt 3 năm không ra ngoài. Ngoài việc luyện quyền thuật, bất kể chuyện gì khác cũng không nói. Thến nên, khi ra khỏi mật thất, Dương Lộ Thiền dường như đã hoán thai đổi cốt, trở thành một người hoàn toàn khác. Lúc này, Trần Trường Hưng mới nói với Dương Lộ Thiền rằng: “võ công của ta ngươi đã học hết rồi, đã đến lúc người có thể quay về rồi.” ấy vậy nhưng Dương Lộ Thiền vẫn nhất định không nhắc đến hai chữ “trở về”. Trần Trường Hưng không biết làm cách nào, chỉ biết sắp hành trang rồi tự mình tiễn Lộ Thiền về. Trần Trường Hưng đi một đoạn, Lộ Thiền Theo sau một đoạn, ông dừng lại nghỉ, Lộ Thiền cũng dừng ở phía xa xa nghĩ. Cứ như vậy hai thầy trò đi đi dừng dừng, trời đã gần trưa mà mới đi được hơn một dặm đường. Cuối cùng Trần Trường Hưng đành Dừng lại ở một gốc gây liễu. gọi Lộ Thiền bẻ một cành cây, miệng nói tay vẽ, dạy cho Lộ Thiền tuyệt kỹ “Thái Cực Tứ Can pháp”. Dương Lộ Thiền cuối cùng cũng đạt được mục đích, cáo biệt sư phụ ra về.

Nghe tin Lộ Thiền trở về, Vũ Vũ Tương lại mở tiệc mời Lộ Thiền đến dự. Lần này Lộ Thiền từ chối. Ông không muốn dạy cho Vũ Vũ Tương những tuyệt kỹ mà mình mới vất vả 6 năm trời mới học được ở Trần Gia Câu. Từ đó, Lộ Thiền ngày vẫn dẩy xe đi bán than, tối về chỉ đống cửa ở nhà luyện võ, đặc biệt là tuyệt kỹ “Thái Cực Tứ Can pháp” mà sự phụ vừa mới truyền dạy lúc cáo biệt. Bênh cạnh Lộ Thiền chỉ có người con trai cả Phượng Hầu. Phượng Hầu cũng là chàng trai hiếu võ nên Lộ Thiền để cậu bên cạnh, những lúc rỗi rãi cũng đem những mật quyết của Thái Cực quyền truyền cho Phượng Hầu.

Vũ Vũ Tương biết được chuyện ấy, trong lòng có ý giận Lộ Thiền nhưng không làm cách nào được. Đang không biết làm cách nào để học được những tuyệt kỹ mà họ Dương mới đem về từ Trần Gia Câu. Biết rằng, Lộ Thiền thì không thể khai thác được nữa. Vũ Vũ Tương biết Phượng Hầu hay qua lại với Lý Diệc Dư nên tìm đến lý nhờ hắn tìm cách giao đấu với Phượng Hầu, buộc Phượng Hầu phải sử dụng những tuyệt kỹ mà Lộ Thiền mới dạy cho. Phượng Hầu trẻ người hiếu thắng nên dễ dàng mắc mưu Vũ. Cuối cùng, những tuyệt kỹ này Dương Lộ Thiền vất vả mới học được đã bị Vũ Vũ Tương biết hết. Luyện xong những tuyệt kỹ này, Vũ lại tìm đến Dương Lộ Thiền thách đấu. Lần thách đấu này, Lộ Thiền lại được một phen kinh hãi vì sự thâm tàng bất lộ của Vũ. Những tuyệt kỹ mà Lộ Thiền khổ luyện suốt 6 năm ròng, vừa xuất ra đã như bị Vũ như thuộc nằm lòng khắc chế dể dàng. Dẫu nỗ lực thế nào, Lộ Thiền vẫn bị Vũ đánh bại. Và đều khiến Lộ Thiền đau đớn nhất chính là Vũ đánh bại mình bằng chính những chiêu thứ mà ông đã khổ luyện suốt 6 năm trời. Sau này hỏi ra, Lộ Thiền mới biết chuyện Phượng Hầu đấu với Lý Diệc Dư. Trách mắng con một trận xong, Lộ Thiền lại một lần nữa cắn răng trở lại Trần Gia Câu.

THÁI CỰC QUYỀN - DƯƠNG LỘ THIỀN: KỲ 2 GIẢ LÀM NGƯỜI GIÚP VIỆC ĐỂ HỌC VÕ


GIẢ LÀM NGƯỜI GIÚP VIỆC ĐỂ HỌC VÕ

Trong lòng háo hức muốn học Thái Cực Quyền nên quãng đường gần ngàn dặm từ Quảng Bình đến huyện Ôn, Lộ Thiền chỉ đi trong năm ngày. Đến đầu Trần Gia Câu, tuy cả sơn trang chỉ có hơn 200 hộ nhưng nhà nào cũng treo đao dựng thương, Dương Lộ Thiền mừng lắm vội vàng tìm đến nhà Trần Trường Hưng. Không ngờ, đọc thư xong, Trần Trường Hưng tiếp đãi Dương Lộ Thiền như thượng khách nhưng nhất định không chịu nhận Dương làm đệ tử. Trần Trường Hưng nói: “tôi đã lâu lắm không luyện võ rồi, chỉ sợ làm mất thời gian của các hạ. Xin các hạ đến nơi khác tìm thầy.” Nói rồi nhất mực từ chối, dù Dương Lộ Thiền có năn nỉ ra sao. Chẳng còn cách nào khác, Dương Lộ Thiền đành phải cáo từ ra về.

Ra đến tửu quán đầu Trần Gia Câu, Dương Lộ Thiền buồn bã dừng lại, tự gọi một bình rượu uống để giải sầu. Đến khi đêm đã xuống, tuyết bắt đầu rơi mạnh, trong quán chỉ còn Dương Lộ Thiền ngồi một mình uống rượu suông. Thấy lạ, bà chủ quán mới đến gần dò la, mới biết Dương Lộ Thiền tìm đến nhà Trần Trường Hưng học võ. Bà chủ quán nói: “Trần tiên sinh trước nay không dễ dàng nhận đồ đệ đâu. Tốt nhất là ngài nên bỏ cuộc đi thôi”. Dương Lộ Thiền nghe vậy, buồn lại càng buồn thêm, gương mặt ảo não càng như đau khổ hơn. Nhìn thấy Lộ Thiền ham học võ như vậy, bà chủ quán tốt bụng động lòng thương, ghé tai Dương Lộ Thiền nói nhỏ mấy câu: “Anh muốn học võ chỉ còn cách này…”. Không biết bà lão nói gì, chỉ thấy Dương Lộ Thiền tưởi tỉnh hẳn lên, cười cười nói nói cám ơn bà lão.

Sáng hôm sau, khi những người làm trong nhà Trần Trường Hưng ra quét tuyết trước nhà thì phát hiện có mootjj người  ăn mặc rách rưới, mặt mũi đen thủi đang nằm co quắp ngay trước cửa nhà. Nghĩ là người ăn mày ngất trong mưa tuyết vì lạnh và đói, đám gia nhân vội vàng mang người này vào trong nhà chăm sóc cho ăn cho uống hy vọng cứu được mạng sống của anh ta. Nhưng đến khi tỉnh lại, hỏi anh ta là người ở đâu, tên gọi là gì thì chỉ thấy anh ta ú a ú ơ. Hóa ra là một tên ăn mày bị câm. Vì là người câm nên chẳng biết trả anh ta đi đâu, lại thấy anh ta có ver được việc nên người nhà họ Trần đành để anh ta lại trong nhà làm người giúp việc.

Thật ra người ăn mày câm này không phải ai khác chính là Dương Lộ Thiền. Giả làm người câm rồi vào nhà họ Trần làm người giúp việc để học lén Thái Cực Quyền là mưu kế mà bà lão chủ quán bày cho Lộ Thiền. Từ đó về sau, Dương Lộ Thiền trở thành người giúp việc trong nhà Trần Trường Hưng. Ban ngày, Lộ Thiền xách nước, gánh củi làm cơm. Đếm đến, khi cả nhà họ Trần bắt đầu đóng cửa ra sân luyện võ thì Dương Lộ Thiền mới len lén đứng ở phía xa nhìn họ rồi học theo. Vì thấy Lộ Thiền bị câm, lại là người giúp việc trong nhà nên chẳng ai để ý đến Lộ Thiền, để mặc cho ông ra vào hỏi han và đứng nhìn mình luyện tập. Cứ như vậy, ngày qua đêm đến, thời gian thấm thoắt trôi đi, Dương Lộ Thiền đã ở nhà Trần Trường Hưng được 3 năm, quyền pháp Thái Cực Quyền ông cũng đã thuộc nằm lòng, kỹ nghệ, yếu lĩnh cũng đã quán thông. Nghĩ rằng, đã đến lúc mình trở về phủ Quảng Bình, Dương Lộ Thiền mới tìm gặp Trần Trường Hưng nói rõ sự tình. Trần Trường Hưng thấy người nô bộc câm trong nhà bỗng dưng biết nonis mới nhớ đến họ Dương ba năm trước đã từng đến gõ cửa cầu học. Thấy Dương có chí cầu học, Trần Trường Hưng nói: “nếu đã vào cửa nhà ta, thì coi như đồ đệ. Nay anh hãy ở lại đây học thêm 3 năm nữa, ta sẽ chính thức dạy anh”. Lộ Thiền nghe thế, vội vàng dập đầu bái Trần Trường Hưng làm sư phụ, quyết tâm ở lại Trần Gia Câu thêm 3 năm nữa.

Từ sau khi chính thức được nhận làm đồ đệ, Dương Lộ Thiền và Trần Trường Hưng thân như thủ túc. Thấy Dương Lộ Thiền ham học lại cần cù, thông minh hơn người nên Trần Trường Hưng đã tận tình truyền dạy cho Lộ Thiền. Dương Lộ Thiền thấy vậy, càng chuyên tâm học nghệ, quyết tâm thụ giáo toàn bộ tinh túy của Thái Cực Quyền. Thời gian cứ thế trôi qua, Dương Lộ Thiền đã ở Trần Gia Câu học võ được 6 năm, kỹ nghệ đã tinh thông, quyền pháp đã thành thạo, lúc ấy Dương Lộ Thiền mới cáo từ Trần Trường Hưng, từ biệt Trần Gia Câu trở về phủ Quảng Bình.

Kỳ sau: Độ Sức với học trò.

THÁI CỰC QUYỀN - DƯƠNG LỘ THIỀN 18 NĂM GIAN NAN HỌC QUYỀN



Kỳ 1: Cuộc đấu với năm tên vô lại họ Triệu
Vào những năm Quang Đạo nhà thanh, phía làng Nam Quan, phủ Quảng Bình (nay là huyện Vĩnh Niên, hà Bắc) có một người đàn ông tên là Phuốc Khôi, tự là Lộ Thiền, mọi người trong thôn vẫn gọi anh ta là Dương Lão Lộ. Năm ấy, Lộ Thiền đã ngoài ba mươi, nhưng vì gia đình nghèo khó, mỗi ngày Lộ Thiền vẫn đẩy chiếc xe gỗ một bánh mang than đi bán. Dương Lộ Thiền lưng hổ, eo gấu, hai vai rộng và săn chắc, cơ bấp cuồn cuộn, đẩy xe, gánh củi hàng trăm cân mà cứ băng băng. Thành ra người khắp phủ Quảng bình đều gọi Lộ Thiền là “Tám trăm cân”. Nhưng cũng nhờ đẩy xe bán than, gia đình họ Dương cũng đắp đỡ qua ngày.

Trong những ngày tháng đó, ở phố Tây thành phủ Quảng bình, có một hiệu thuốc nổi tiếng tên là Thái Hòa Đường. Nghe đâu, Thái Hòa Đường là do người của Trần Gia Câu ở huyện Ôn mở, chủ quầy họ Trần mà những người phụ việc ở nơi đây cũng là họ Trần. Nghe nhiều người trong thành đồn thì từ chủ quầy và những người phụ việc ở Thái Hòa Đường đều luyện một thứ quyền thuật tên là Thái Cực Quyền. Rốt cuộc Thái Cực quyền như thế nào thì chẳng ai biết. một số người yêu võ ở Quảng Bình cũng muốn tận mắt được biết đến môn võ Thái Cực Quyền này, có điều Thái Hòa Đường trừ khi mở cửa chữa bệnh, còn lại đều là đóng cửa im ỉm nên dù có muốn cũng chẳng cách nào mà biết được.

Dương Lộ Thiền vốn là người thích võ từ nhỏ, mỗi lần đẩy xe bán than, nghe người ta bàn tán xôn xao về Thái Cực quyền nên cũng muốn tận mắt xem môn võ này ra sao. Một hôm, nhân cơ hội đưa thang vào Thái hòa Đường, Dương Lộ Thiền đã đến từ rất sớm, cố ý muốn xem những người trong Thái Hòa Đường luyện môn võ Thái Cực Quyền ra sao. Nhưng háo hức bao nhiêu thì Dương Lộ Thiền lại thất vọng bấy nhiêu. Trong sân sau của Thái Hòa Đường, Dương Lộ Thiền chẳng thấy đao kiếm, cũng chẳng thấy côn gậy, chỉ thấy mấy người phụ việc đang luyện quyền. Nhưng động tác chậm chạp, cứ như là đang bơi trong nước vậy. Trong bụng nghĩ: “Loại quyền thuật bắt cá như thế này thì có tác dụng gì?”. Nghĩ vậy nên sau khi xếp than cho Thái Hòa Đường trở về, Dương Lộ Thiền đã đem mọi chuyện về Thái Cực Quyền quên sạch.

Cho đến một hôm, Dương Lộ Thiền đẩy xe than qua cửa Thái Hòa Đường thì thấy mọi người đang xúm đông xúm đỏ. Len vào hỏi thăm mới biết năm tên vô lại họ Triệu ở phố Bắc đang đến Thái Hòa Đường gây sự đòi trả lại thuốc. Năm anh em nhà họ Triệu nổi tiếng là càn quấy, rõ ràng muốn đến gây sự. Chủ quầy lại vắng mặt nên hai bên vẫn đang đôi co. nhìn tình cảnh đó, Dương Lộ Thiền nghĩ bungj, để xem mấy cậu nhóc luyện môn võ Thái Cực Quyền “bắt cá” kia sẽ xử trí ra sao. Đương lúc nghĩ đến đó thì thấy Triệu Long, tên anh cả và cũng là kẻ hung hăng nhất trong bọn vác một bao thuốc ném thẳng về phía những người phụ việc trong Thái Hòa Đường. Mọi người nín thở chờ đợi một cuộc xô xát mà phần thiệt thòi chắc chắn về phía Thái Hòa Đường. Nhưng chẳng ai ngờ, cậu thanh niên phụ việc chỉ giơ tay ra rồi xoay người một cái, bao thuốc to đã nằm gọn trong tay. Rồi ngay lặp tức, bao thuốc như mọc cánh, bay ngược trở lại về phía Triệu Long. Thấy ngay đòn đầu tiên đã thất thế, Triệu Long nổi giận đùng đùng, hét lớn rỗi xông vào kẻ địch. Chỉ thấy, cậu thanh niên không hề tỏ ra lo lắng, tay chỉ đẩy một cái, Triệu Long đã thân bất do kỹ, ngã sõng soài trên nền đất gầm gừ. Thấy anh mình bị đánh, bốn tên họ Triệu còn lại lặp trức đồng loạt xông lên. Dương Lộ thiền thấy vậy trong lòng lo lắng nghĩ: “lần này sự thể không hay rồi! Ai chẳng biết anh em họ Triệu càn quấy. Ngay đến quan huyện cũng phải nể chùng vài phần. Lần này bị đánh như thế làm sao mà chúng bỏ qua cho?”. Nhưng chẳng như Dương Lộ Thiền nghĩ, người thanh niên kia vẫn rất điềm tĩnh ứng phó. Tên nào xông vào là văn ra tên đó. Mọi người đứng bên ai cũng hô to: “đánh hay lắm! đánh hay lắm!” Chẳng cần phải nói lúc ấy Lộ Thiền kinh ngạc đến mức nào.Chẳng ngờ những chiêu quyền chậm chạp giống như đang mò cá ấy lại có sức mạnh kinh người như vậy.

Hô ấy đẩy xe than trở về nhà, Dương Lộ Thiền cứ ngẫn ngẫn ngơ ngơ nghĩ mãi về môn võ uyển chuyển chậm chạp mà lợi hại khôn cùng ấy. Càng nghĩ càng thích, càng thích lại càng nghĩ, đến mức cơm ăn không thấy thơm, ngủ không thấy ngon. Lúc này, trong đầu Dương Lộ Thiền chỉ nghĩ làm sao để có thể vào được Thái Hòa Đường, bái sự học nghệ. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, liệu rằng người ta có đồng ý dạy cho mình hay không? Nếu họ không chịu dạy thì mình sẽ làm sao? Thế là trằn trọc suốt mấy đêm liền, Dương Lộ thiền vẫn chẳng nghĩ được cách gì hay để vào Thái Hòa Đường học võ.

Sau đó, Dương Lộ Thiền vẫn như trước, mỗi ngày đều đặn mang than đến cho Thái Hòa Đường nấu thuốc, thế nhưng khi trở ra nhất định không nhận tiền mà chỉ nói: “để sau tính! Để sau tính!”. Mấy Tháng trời như vậy, chủ quầy họ Trần biết chuyện, nói người tính tiền rồi đưa đến tận nhà họ Dương. Dương Lộ Thiền nhận được bao nhiêu lại nguyên phong nguyên kiện gửi trả lại Thái Hòa Đường, không đụng đến một đồng. Cứ như vậy, cho đến 30 Tết, chur quầy của Thái Hòa Đường bay tiệc rượu rồi cho mời Dương Lộ Thiền đến dự tiệc. Qua ba tuần rượu, chủ quầy họ Trần mới hỏi: “Người ta thường nói: có lễ tặng người, ắt có việc cần nhờ, nay muốn hỏi Dương Tiên sinh có việc gì cần Thái Hòa Đường giúp đỡ, xin nói thẳng cho”. Lần này, Lộ Thiền không còn cách nào khác đành đem chuyện muốn học Thái Cực quyền ra nói hết. Chủ quầy Trần cười lớn, nỏi rằng chuyện đó không khó rồi viết một bức thư giới thiệu Dương Lộ Thiền đến nhà Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu học thái cực quyền. Dương Lộ Thiền nhìn bức thư họ Trần đưa cho tự như bảo bối, đưa hai tay ra nhận rồi nâng niu cất vào trong ngực áo vui vẻ ra về.

Kỳ sau: Giả làm người giúp việc để học võ

NGUỒN GỐC VÕ HỌC - HỒ LÊ NGUYÊN KHÔI



I.Thời điểm và nguyên nhân võ thuật sơ khai xuất hiện trên trái đất.
Từ xưa, khi các sinh vật bắt đầu xuất hiện trên trái đất, sự tồn tại và phát triển là 2 điều thiết yếu đối với chúng. Thông qua việc sinh trưởng và phát triển của động vật nói chung, con người nói riêng, các bản năng tự nhiên như tự vệ và tấn công đã có trong cơ thể của chúng để bảo tồn sự sống.
Từ lý do trên, trong các loài khác nhau đã hình thành các hình thức hay các kiểu tấn công, tự vệ khác nhau. Với các động vật có cơ thể phát triển to lớn (hổ, báo, gấu…) lối tấn công và phòng thủ thường là các động tác mạnh bạo nhgư chụp bắt, cấu xé, cắn… Với những động vật cấp trung (rắn, hạc, khí…) cũng có lối tự vệ riêng. Lối tự vệ đó phù hợp với thể trạng của chúng, giúp cho chúng tự bảo vệ và săn mồi dể dàng. Còn các động vật nhỏ bé (kiến, dế, bọ ngựa…) lại có lối phòng vệ đặc trưng phù hợp với cơ thể có cấu tạo nhỏ bé của chúng.
            Đối với con người:
Con người là sinh vật có bộ óc phát triển cao nhất. Do đó lối tự vệ và tấn công của con người được tổng hợp cao cấp hơn các động vật khác.
Lúc mới được hình thành, con người đã phải chống lại thú dữ để bảo tồn nồi giống. Lúc đó khả năng phòng thủ đã tự xuất hiện. Do sự sống và sự phát triển nòi giống, con người bắt đầu biết tìm kiếm thức ăn và săn mồi để ăn.
Từ đó các kỹ thuật tấn công bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là những kỹ thuật sơ khai chưa có ý nghĩa sâu xa, chưa có hệ thống rõ ràng nên đó là “võ” nhưng chữ “thuật” chưa được dùng tới.
Khi xã hội loài người hình thành và bước sang giai đoạn chiếm hữu (gồm chiếm hữu nô lệ, chiếm hữu ruộng đất…). Sự tấn công và phòng vệ được chú ý phát triển ở tất cả mọi lãnh thổ, mọi đất nước trên trái đất. “Võ” trỡ thành một công cụ quan trọng cho kẻ mạnh mở mang lãnh thổ và thu thập của cải. Nhưng thời điểm đó “công cụ” được đạt lên hàng đầu của xã hội tức là “lực” (sức lực) tức là khả năng về sức mạnh của mỗi cá nhân. Người nào có “thể lực” càng mạnh, “quyền lực” trong tay càng vững vàng, sẽ được mọi người kính nể.
Tuy nhiên, thời điểm đó các lối giao tranh chưa thể gọi là “võ thuật” được. Các lối đánh đó chỉ là đòn đơn, chủ yếu dùng sức mạnh nhiều hơn. Cụ thể trong văn học Tây âu, văn học Hy Lạp cổ đại luôn đề cao các nhân vật lực sĩ, võ sĩ… Ở châu Á sức khỏe và tài năng các Vua, chúa thống trị thường được nhắc tới. Mà ông bà ta lại có câu:
            “Lực bất như quyền”.
Điều này chứng tỏ ở đây chỉ có lối đánh sơ khai dùng “lực” chứ chưa phát triển cao thành bài bản (quyền pháp) một cách rõ ràng. Nghĩa là lối đánh này chưa hay, không kết được bộ óc vào, chưa có nghệ thuật.
Nhưng phần trên cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy võ thuật đã tự xâm nhập vào tất cả các loài vật nói chung và con người nói riêng.
II. Các chuyển biến và sự hình thành “võ thuật” Đông Phương.
Trong phần này chữ “võ thuật” bắt đầu được dùng để chỉ rõ mộ môn học thuật hay nghệ thuật chiến đấu mới xuất hiện.
Như phần một đã nêu, ở Đông Phương và các nơi khác trên trái đất, các hình thức tự vệ, tấn công xuất hiện cùng lúc. Tuy nhiên nó chưa phát triển thành một môn học thuật rõ ràng. Sau khi xã hội phân chia giai cấp việc tranh giành lãnh thổ, nô lệ diễn ra gay gắt. Một số lãnh chúa cố gắng tìm ra những lối tấn công hay phòng vệ hay nhất, ngõ hầu bảo vệ những gì họ đang có và xâm chiếm các thứ khác. Quốc gia tìm ra phương pháp đó sớm nhất là Ấn Độ.
Cách đây 5000 năm tại nước Thiên Trúc (Ấn Độ), một vị hoàng tử, vì muốn bảo tồn địa vị của mình, đã ra công tìm hiểu sâu về nghệ thuật đánh đỡ đó. Ông đã quan sát lối đánh đỡ, giao tranh giữa các loài thú. Nhờ sự quan sát cùng với trí thông minh sẵn có, ông đã chế tác ra nhiều chiêu thức chiến đấu dùng cho con người. Ông cũng nhân thấy rằng tất cả các loài thú đều có những nhược điểm triên cơ thể của chúng; khi ta tấn công vào những chỗ đó chúng sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Như rắn, điểm yếu nhất là đàu và xương sống. Hổ, báo, voi… thì điểm yếu lại là cổ, mi tâm, nhĩ trung… Chính sự phát hiện đó giúp ông liên tưởng đến việc tìm ra các điểm nhược trên cơ thể con người. Các điểm đó sẽ giúp các đòn tấn công đạt kết quả nhanh nhất và hiệu quả cao nhất. Ông đã dùng chính thân thể của các nô lệ của ông để làm thí nghiệm. Một thời gian sau ông đã thành công, tìm ra nhiều nhược điểm trên cơ thể con người mà sau này được gọi là huyệt đạo.
Những gì đã nghiêm cứu được, ông truyền lại cho các thế hệ sau. Từ đó hình thành một môn học thuật mới đó là “võ thật”. Có thể coi “võ thuật” là một môn học, vì nó chỉ ra các hình thức tấn công, các vị trí tấn công rõ ràng, chính xác. Nó giúp cho người yếu có thể chống lại kẻ mạnh, người ít lực chống lại người có sức lực mà người có sức đó không có sự hiểu biết nào về “quyền pháp”.
2500 năm sau, một vị thái tử là Tất Đạt Đa dựa vào đạo bà la môn sáng lập đạo giáo mới là Phật giáo (vị thái tử đó là phật tổ Như Lai mà trên thế giới ai cũng biết). Từ đó võ thuật được đưa vào đạo giáo.
Sau khi phát triển mạnh tại Thiên Trúc, các thế hệ sau tìm cách truyền bá Phật giáo rộng rãi. Các vị sứ giả của phật giáo ra đi các nơi để truyền đạo. Do đường đi gian khổ lại có nhiều thú dữ, các đại sư đã họp lại sáng chế ra một loại “quyền thuật” rõ rệt. Loại “quyền thuật” đó có phương pháp, có bài bản. Khi luyện tập thành công các sứ giả có được bản lĩnh phi thường để phòng thân, vượt khó trong quá trình truyền bá đạo giáo.
Cùng với việc truyền đạo, các nhà sư cũng truyền bá thêm môn học về võ thuật cao thâm cho mọi người. Từ đó “quyền thuật” bắt đàu hình thành có phương pháp, có bài bản rõ ràng, cụ thể.
Cũng chính do việc truyền đạ mà 1000 năm sau một nhân vật ở Thiên Trúc đã gây chấn động và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển võ học Trung Hoa, đó chính là Bồ Đề Đạt ma – vị tổ sư đời thứ 28 của Phật giáo.
III. BoDhi Dhama (Bồ Đề Đạt Ma) với sự hệ thống hóa nền võ học trung hoa
1.                  Đạt Ma tổ sư:
Theo sử sách gi lại, tổ sư Đạt Ma tên thật là Bồ Đề Đa La. Người là con trai thứ 3 của vua Chi Vương thuộc dòng Sát Đế Ly nước Quốc Hương thuộc vùng Nam Thiên Trúc (Ấn Độ).
Trong thời kỳ còn là một thái tử, tổ sư Đa La là một người thông minh tuyệt đỉnh. Tổ sư đã học tinh thông 10 môn võ được lưu truyền tại Thiên Trúc thời bấy giờ. Tổ sư học môn nào cũng tìm hiểu kỹ lưỡng tường tận.
Sau đó tổ sư rời bỏ tước vị đi tu theo Phật giáo. Tổ sư được thừa truyền tâm ấn giác ngộ đắc pháp với ngài Bát Nhã Đa La. Ngài Bát Nhã Đa La (Prajna tara) là vị tổ sư đời thứ 27 của phật giáo. Sau khi giải thích được chữ “Tâm” Bồ Đề Đa La được ngài Bát Nhã Đa La đổ tên là Bồ Đề Đạt Ma.
Khi đạt thành chánh quả, theo những người đi trước, tổ sư Đạt Ma muốn truyền bá Phật giáo khắp nơi. Vào ngày 21-7-518 (sau công nguyên) tổ sư đã vượt biển đến Nam Hải tìm đường sang Trung Hoa.
Sau 9 năm liền lên đênh trên biển với bao sống gió hãi hùng, ngày1-10-527 (sau công nguyên) tổ sử đến được tỉnh Quảng Châu thuộc Trung Hoa ( lúc bấy giờ là đời nhà đường), tổ sư được quan đầu tỉnh Quảng Châu tiếp đón.
Vua nhà đường là Lương Võ Đế hay tin liền cho mời tổ sư về kinh đô ở Kim Lăng để tiếp kiến. Sau một thời gian thuyết pháp tài hoàng cung, tổ sư nhận thấy vua Lương Võ Đế và tất cả truyều thần là những người rất ngoan đạo. Tuy nhiên, họ không hữu duyên để hiểu hết sự tinh túy và chiều sâu của đạo giáo. Do đó tổ sư đã giã từ vua Lương Võ Đế tiếp tục lên đường truyền đạo. Người dùng công phu lướt trên một công cỏ vược sông Giang Tử đi về phía Giang Bắc, tới thành Lạc Dương. Đến núi Thiếu Thât tổ sư tìm được một ngôi chùa cổ tên là Thiếu Lâm. Tổ sư đã trú ngụ và tu luyện tại đó.
Trong thời gian đầu, tổ sư ngồi quay mặt vô vách đá tham thiền nhập định suốt 9 năm liên tục. Sau 9 năm tọa thiền diện bích, tổ sư bắt đầu thu nhận đệ tử. Người truyền bá môn học tối thượng trong Phật giáo là môn “Thiền tông” cho các môn đồ. Từ đó mở ra một kỷ nguyên mới trong việc tu luyện. Bồ Đề Đạt Ma (Bodhi Dhama) đã trở thành tổ sư của môn thiền tông của Trung Hoa nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Sau thời gian dài truyền bá đạo giáo, võ thuật và thiền tông, ngày 9-10-536 (sau công nguyên) tổ sư từ trần nhầm năm đại Thông thứ 2 (có sách ghi là năm Thiên Giám thứ 2) đời vua Lương Võ Đế thuộc nhà Đương.
2.                  Quá trình phát triển và hình thành có hệ thống của võ công Thiếu Lâm:
Trước khi Đạt Ma tổ sư sang Trung Hoa, võ thuật tại đây đã hình thành, môn đánh nhau bằng tay đã có. Cụ thể vì xã hộ đã phân chia giai cấp. Nhà Đường (518-907) đang ở thời kỳ loạn chiến. Quân độ đã hình thành để phục vụ cho triều đình, cho nhà vua.
Kỹ thuật chiến đấu thời bấy giờ rất đơn sơ, binh khí phổ biến nhất là thương và kiếm nhưng rất hạn chế.
Sau khi truyền bá đạo Thiền, Đạt Ma tổ sư truyền dạy thêm võ thuật cho các môn đồ và phát triển nó một cách có hệ thống. Qua nhiều thế hệ, triều đình đã mời các nhà sư xuống núi huấn luyện cho các đạo quân của triều đình, Dân chúng cũng đua nhau lên núi để học thêm môn võ mới, gừ đó nó trở thành mộ môn học rèn luyện đạo đức cho mọi người. Các nhà sư và các vị chỉ huy vừa truyền dạy võ thuật cho binh lính vừa triển khai thêm các laọi binh khí khác cho quân đội. Môn võ học có hệ thống đó được hình thành và truyền bá ra từ chùa Thiếu Lâm, nên mọi người đạt cho nó cái tên là môn Thiếu Lâm.
Nguyên nhân võ thuật được truyền bá trong Thiếu Lâm tự theo sách “ Thiếu Lâm ứng sự”:
Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa nằm trong vùng hoang vu đa số là rừng, dân cư thưa thớt nên chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh rất lớn. Sau một thời gian thâu nhận môn đồ và truyền dạy môn “Thiền”,Đạt Ma tổ sư nhận thấy tốc độ tiến bộ của các môn đồ rất chậm, do khí lực của họ yếu kém và ngoại cảnh có tác động rất lớn đối với các môn đồ.
Chuyện kể rằng, một hôm tổ ưu bước vô “Thiền phòng” noi các môn đồ đang tĩnh tọa để tập “chế tâm”. Tổ sủ nhận thấy các môn đồ tuy vẫn tĩnh tọa bình thường nhưng sắc diện người nào cũng tái xanh vì tà khí và chướng khí của rừng núi xâm nhập vô kinh mạch trong cơ thể của họ. Các môn đồ vẫn gắng sức chịu đựng, cố chống chọi với khí lạnh đó, học đã không vượt qu nổi, do đó chân khí họ bị hao tổn rất nhiều, tinh thần họ bị tán loạn không thể tiếp tục “thiền”.
Bất thần tổ sư thét lên một tiếng vang dội núi rừng. Sự chấn động do tiếng thét làm ngói trên thiền phòng đổ xuống như mưa, lá cây ngoài rừng bay tơi tả. Nhờ tiếng thét đó mà họ bừng tỉnh lên, thần sắc được khôi phục lại. Trong cơ thể họ chân khí lưu thông điều hòa trở lại, nên nét mặt mộ số môn đồ hồng hào như xưa. Tuy nhiên, một số môn đồ khác do thể chất và nguyên lực yếu kém, chịu đựng không nổi với tiếng thét đó đã ngã dra bất tỉnh ngay trong thiền phòng.
Tổ sư nhận thấy khí lực các môn đồ của ông chưa được thâm hậu. Điều này sẽ gây không ít khó khăn cho việc tu luyện. Từ đó tổ sư bắt đầu truyền dạy cho các môn đồ một phương pháp vận động tay chân, vận động gân cốt. Phương pháp đó giúp cho các môn đồ chống lại sự mệt mỏi sau khi thiền. Nó giúp cho việc tu luyện cảu các môn đồ được hoàn hảo hơn.
Môn vận động mà tổ sư truyền dạy cho các môn đồ là “Dịch cân pháp” và “Tẩy tủy pháp”. Để bảo vệ sơn môn chống lại bọ trôm cướcp, thú dữ… và tọa sức khỏe cho các môn đồ. Tổ sư truyền thêm “Thất thâpọ nhị huyền công” gồm 72 thế và “thập bát la hán thủ” gồm 18 thế cho các môn đồ.
Khi rèn luyện các môn trên, môn sinh sẽ có được sức mạnh, bản lĩnh hơn người, dũng cảm vượt khó. Tất cả các điều trên là căn bản cho việc tu luyện và truyền bá đạo giáo.
Từ đó võ thuật trung hoa bắt đầu được truyền bá có phương pháp có bài bản và có hệ thống. Các bài học cơ bản của Đạt Ma tổ sư đã trỡ thành nền tảng cho việc phát triển nền “quyền thuật” tại Trung Hoa.
Khi tổ sư qua đời, các nhà sư thiếp tục phát triển môn Thiếu Lâm. Chế mộc bản để in lại các phương pháp vận động của tổ sư thành sách gọi là “Dịch cân kinh” và “tẩy tủy kinh”.
Vậy Đạt Ma tổ sư đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nền “quyền thuật” tại Trung Hoa làm nền tảng cho môn “công phu” . Công phu là đỉnh cao của quyền thuật. Do đó ông bà ta mới có câu:

“Lực bất như quyền
Quyền bất như công”
Chú thích: 
·         Dịch cân pháp:
Chữ pháp ở đay có nghĩa là phương pháp, là cách thức hoạt động
Dịch: là dịch chuyển, là vậy động.
Cân: tức là gân cốt của ta.
Vậy “Dịch cân pháp” có nghĩa là một phương pháp vận động nhăm làm chuyển dịch gân cốt. Đây là một dạng bài tập tạo sức nhận thấyđược gân cốt chuyển động ra sao. Đã có một số sách viết ra bài này nhưng chòn thiếu phần bổ sung kinh nghiệm nên ta khó tập thành công.
·         Tẩy tủy pháp:
Tương thự như trên “tẩy” có nghĩa là làm cho sạch sẽ. “tủy” là phần lõi bên trong của xương, nó là phần quan trọng nhất tạo nên tinh, để từ tinh hóa khí, và từ khí hóa thần tạo sức lực cho chúng ta. Nếu tủy trong sạch thì tinh tốt không phát sinh dục vọng sẽ làm cho thần sắc ta được huy hoàng. Do đó “Tẩy tủy pháp là phương pháp tập luyện nội tâm được trong sạch.
Tóm lại, “dịch cân” để vận động gần ngoài xương và “Tẩy tủy” để làm sạch bên trong xương, lúc đó gân xương tủy sẽ kết thành khối vững chắc như khối bê tông có lõi bên trong bằng thép vậy.
 “Kinh” ở đay là chỉ sách vở theo kiểu nói thời xưa. Khi các phương pháp đó viết thành sách thì đổi chữ “pháp” thành chữ “kinh” như “dịch cân kinh”, “tẩy tủy kinh”.

IV. Thời kỳ phát triển và hưng thịnh của võ học Trung Hoa và Thiếu Lâm phái
Sau khi Đạt Ma tổ sư sáng lập “Thiếu Lâm phái”, các thế hệ sau tiếp tục truyền bá và phát triển nó. Võ công Thiếu Lâm được truyền bá ra ngoài. Các nhân vật võ lâm căn cứ vào nó để nghiên cưứ và kết thêm những lối đánh mới của các loài mãnh thú, sáng lập ra nhiều môn phái mới.
Sang đời nhà Tống, các môn phái võ phát triển mạnh. Nhiều nhân vật sáng chế nên các lối đánh mới xuất hiện như: Tống Thái Tổ sáng chế ra 32 thế trường quyền làm nền tảng phát triển môn trường quyền.
Đến đời Nam Tống, Nhạc Vũ Mục (tứcNhạc Phi) đã đóng góp thêm nhiều kỹ thuật mới về phép dùng thương và dùng tay không trong chiến đấu. những người đời sau nương theo lối đánh này sáng chế ra bài “Hình Ý quyền” là bài quyền luyện “thần” khởi đầu cho nhu phái.
Đến đời nhà Minh (1368 – 1644) võ thuật tại Trung Hoa phát triển rất mạnh. Nền võ học tại Trung Hoa một lần nữa lại bị chấn động do sự xuất hiện của đạo sĩ Trương Quân Bảo (tức Trương Tam Phong) với lối đánh mềm mại uyển chuyển, “Dụng khí bất dụng lực”.
Do lối đánh của Thiếu Lâm quyền mạnh bạo, buộc người tập phải dùng quá nhiều sức đưa đến việc hao phí sức lực, tự làm suy kiệt cơ thể. Trong một bài quyền sức lực phải dùng quá nhiều đến nỗi có thể làm đứt hơi của võ sinh. Điều này trái hẳn với tinh thần của Phật giáo là tạo sức khỏe để hoàn thiện con người cả tâm hồn lẫn thể xác.
Dựa vào dịch lý và sự biến hóa của vũ trụ, đạo sĩ Trương Tam Phong đã tìm ra một loại quyền thuật mới. Môn quyền thuật này giúp cho việc phát triển cơ bắp và nội tạng. Nguyên tắc của nó là thư giãn tự hiên, hòa mình vào thiên nhiên. Kết hợp rèn luyện nội lực và ngoại lực. Khi tập luyện tuy hướng vô sự mềm dẻo nhưng lúc tự vệ những hối đánh cương mãnh vẫ được sử dụng lúc tấn công. Dựa trên nguyên lý này bài “Thái Cực Quyền” được hình thành và truyền bá tại núi Võ Đương. Các đời sau tiếp tục nghiên cứu và sáng chế thêm hình thành pho “Thái Cực” gồm, Thái cực quyền, thái cực chưởng, thái cực kiếm, thái cực đao…
Các môn phái khác phát triển rất mạnh như môn Thiếu Lâm chưa phát triển. Đến cuối đời nhà Minh, một cao thủ về kiếm thuật và quyền thuật đến tu tại Thiếu Lâm tự đó là Giác Viễn đại sư. Ông nhận thấy môn Thiếu Lâm thiên về sức mạnh, lấy sức thắng sức. Ông bèn sắp xếp lại cấu trúc, cân bằng nội ngoại công phu. Sau đó ông hạ sơn đi chu du các nơi học hỏi, thu thập thêm võ công để sung thêm cho Thiếu Lâm phái. Khi về lại Thiếu Lâm tự. ông mời thêm 2 vị cao thủ nổi danh đương thời là Bạch Ngọc Phong và Lý Tẩu cùng lên Thiếu Lâm tự để nghiên cứu phát triển môn Thiếu Lâm.
Bạch Ngọc Phong khi lên Thiếu Lâm tự đã dựa vào bài “La hán tập bát thủ” chế tác thành 128 thế. Chia chúng ra làm 5 lại bắt nhại theo 5 lại mãnh thú: long, xà, hổ, báo, hạc. Các bài đó có công dụng giúp phát triển sức mạnh cơ thể con người theo 5 phương diện là: lực, cốt, tinh, khí, thần. Sau đó ông chế tác ra thành 5 lại quyền pháp riêng biệt là long quyền, hổ quyền, báo quyền, xà quyền và hạc quyền.
Khi luyện tập 5 lại trên nội tạng cơ thể sẽ được hoàn thiện hơn, chống lại bệnh tật.
Giác Viễn đại sư đống góp các phương pháp luyện công lực giúp cho các bộ phận bên ngoài cơ thể được cứng rắn. Từ đó hình thành các tuyệt kỹ công phu của Thiếu Lâm tự như thiết sa chưởng, nhất dương chỉ…
Kể từ đó võ công của Thiếu Lâm phái bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Càng ngày càng có thêm nhiều người học tập và chế tác thêm làm cho môn Thiếu Lâm ngày càng hoàn thiện. Các tuyệt kỹ công phu, bổ sung cho quyền thuât, được hệ thống hóa đã đưa môn Thiếu Lâm đi lên đỉnh cao. Nó trở thành ngôi sao Bắc Đẩu trong nền võ học.

ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT VÀ ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA QUYỀN PHÁP BẮC PHÁI VÀ NAM PHÁI




Trong hệ thống kỹ thuật, võ thuật Bắc phái phát triển ở phía bắc sông Trường giang (hay Dương Tử Giang) và võ thuật phía nam phát triển ở lưu vực sống Châu Giang có sự khác biệt rõ rệt.
Đặc trưng của quyền pháp Bắc phái là: nhu nhuyễn, tự nhiên, động tác lớn mà nhanh, còn nam phái lấy việc cố định phần thân dưới và thực hiện động tác phát lực làm đặc trưng.
Dưới đây là phần giải thích và so sánh cụ thể giữa kỹ pháp của kỹ thuật nam phái và đặc trưng của võ thuật Bắc phái.
Động tác chuẩn bị của bắc phái, hai quyền để ở hai bên hông, phía trên xương chậu. (H.1)
Trong quyền thuật Nam phái, những phái mà có tư thế và động tác kỹ pháp tương đối lớn như Hồng Gia quyền thì vị trí để quyền giống như ở bắc phái, còn những phái với tư thể và kỹ pháp khá nhỏ như Vịnh Xuân quyền thì hai quyền lại thủ ở hai bên ngực (H.2)


 Quyền thuật Nam Phái trước khi diễn luyện (cũng gọi là thao lộ hoặc quyền thao), đa phần phải dùng chưởng trái bao lấy quyền phải và vươn ra trước ngực, độngt ác này gọi là lấy “thiện” (chưởng trái) phục “ác” (quyền phải), một thuyết khác thì hiểu chưởng là chử “nguyệt”(月), quyền là chữ “nhật” (日), gọp lại thì thành chữ “minh” 明)biểu hiện lòng trung thành với triều Minh. Bắc phái thì không nhất định phải dùng lễ thức này, các môn phái khác nhau tự có những lễ thức khác nhau đặc trưng của riêng mình. (H.3, H.4)




Khi luyện tập võ thuật bước đầu tiên nên bắt đầu luyện tập từ phần thân dưới, trong võ thuật Trung Quốc, quan trọng nhất đó chính là đứng Mã thức hoặc Kỵ Mã thức. Lúc luyện loại tư thế này, nếu phải duy trì thế này trong thời gian lâu, thì gọi là thung pháp hoặc trạm thung. Mã thức của bắc phải là ngón chân hướng về phía trước, hai chân đứng hình bình hành, hơn nữa hai đầu gối cũng không được hướng mở ra ngoài. (H.5)
Mã thức của nam phái và bắc phái tương phản, là mủi chân của hai chân hướng ra ngoài, hai đầu gối cũng hướng mở ra ngoài, dùng lực giẫm xuống đất để bảo hộ tư thế (H.6)


Trong nam phái tùy theo từng lưu phái khác nhau mà cách ngồi mã thức cũng khác nhau, loại tư thế lớn này giữa Hồng Gia quyền và đại giá thức của trường quyền đều giống nhau. Tương phản với lại tư thế này là đoản thủ hiệp mã, còn bắc phái bất luận là môn phái nào đều sử dụng loại tư thế trên.
Phân biệt về cách ra đòn, cách ra đòn của bắc phái là do nữa phần thân dưới đẩy xuất thủ, chuyển trọng tâm, xoay không với biên độ lớn, hình thành tư thế cung thức hay cung tiễn thức rồi mới ra quyền. Bắc phái đại bộ phận đều dùng loại tư thế này, nhưng có một số ngoại lệ như trong Hình Ý, Bát Quái thì không sử dụng tư thế này. (H.7)
Nam phái lại thường dùng bộ thức tam chiến (hay tam triển) để xuất quyền. (H.8)
Đương nhiên nam phái cũng có cung tiễn thức, nhưng tư thế đặc trưng của nam phái vẫn là Tam Chiến (Tam Triển).
Một trong những đặc trưng kỹ thuật của Bắc phái là tiến hành đồng thời kỹ thuật đỡ đòn và kỹ thuật ra đòn. Kỹ thuật giá đả được thực hiện như sau: chuẩn bị tư thế, di chuyển trọng tâm, đẩy nữa phần thân dưới ra trước, đồng thời xoay hông, lấy một tay để đở ở trên, một tay khác không kích (H.9, H.10)

Nam phái là giữ nguyên tư thế chuẩn bị và chỉ xoay hông mà thôi, chiêu thức phân biệt động tác đở và động tác công kích (H.11,12,13)

Qua những giải thích sơ lược có thể thấy được sự khác nhau trong động tác và tư thế. Đương nhiên, ở những mặt khác, quyền thuật Bắc phái và Nam phái cũng có nhiều chỗ khác nhau.
Ví dụ như trong cách chém đao, bắc phái sử dụng tổng hợp các động tác: thân dưới làm trụ, di chuyển trộng tâm, kết hợp hô hấp rồi mới tung đòn ra. Nhưng Nam phái thì hai chân hoàn toàn cố định, chỉ dựa vào động tác xoay lưng với lực của vai và cổ tay để tung đòn.