Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ THAO


          Thể thao là một loại hoạt động có đặc thù riêng. Thể thao sở dĩ gây ảnh hướng rđặc biết đối với sự phát triển các đặc điểm tâm lý của nhân cách là nhờ thể thao có những đặc điểm vốn sẵn có của mình. Những đặc điểm chính trong số các đặc điểm đó là: 1) tính chất thi đấu của cuộc tranh đấu thể thao nhằm đạt kỷ lục hoặc chiến thắng đối thủ, 2) sự căng thẳng tối đa về tất cả các sức mạnh thể lực và tâm lý của vận động viên trong lúc tranh đấu đó, nếu không có sự căng thẳng này thì không thể đạt thành tích kỷ lục, 3) tập luyện thể thao kiên trì, lâu dài, có hệ thống, và việc tập luyện này đòi hỏi phải có sửa đổi đáng kể chế độ sinh hoạt và điều kiện sống.

         Vận động viên thể hiện sự phát triển tiêu biểu ở:

  1.  Sự phát triển thể chất toàn diện trên cơ sở hoàn thiện trong quá trình hoạt động thể thao các chức năng sinh lý quan trọng nhất đối với đời sống cơ thể
  2. Cơ thể có năng lực hoạt động chung đạt mức cao.
  3. Năng lực điều khiển xuất sắc (so với mức độ trung bình bình thường), biểu hiện ở sự hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động và các tố chất kèm theo các kỹ năng đó, kỹ xão đó - sức mạnh, sức bền, sức nhanh và sự phối hợp vận động.
  4. Sự phát triển ở mức cao các quá trình cảm giác, đặc biệt là cảm giác vận động cơ và thị giác, cũng như các quá trình tri giác, khả năng rất cao về nghi nhận và tách biệt những khía cạnh cơ bản của hoạt động cần tiến hành trong môi trường xung quanh và trong những hành vi và hành động của bản thân mihf.
  5. Sự vận động tư duy hoàn thiện - đó là khả năng thực hiện các cử động cần làm dựa vào biểu tượng nhưng vẫn giữ được độ chính xác và hiệu quả cần thiết.
  6. Sự phát triển toàn diện các quá trình chú ý 0 đó là khối lượng chú ý, độ tập trung, phân chia chú ý, độ chú ý bền vững và kéo dài, trong lúc đó vẫn giữ được mức độ cao về quan sát và định hướng trong môi trường xung quanh.
  7. Trí nhớ thị giác và vận động cơ phát triển tốt.
  8. Tư duy thao tác và hành động trực quan bieur hiện qua hoạt động được thực hiện và là yếu tốt quan trọng của hoạt động đó.
  9. Phát triển toàn diện các mặt cảm xúc của nhân cách, có nhiều kinh nghiệm khi bị rung động trong các trạng thái cảm xúc và cảm giác khác nhau có liên quan đến các biểu hiện tích cực của nhân cách, có năng lực cao về điều khiển các trạng thái cảm xúc của mình.
  10. Các mặt ý chí tốt của nhân cách, khả năng chịu đựng những nỗ lực ý chí tối đa để đạt mục đích cần thiết, biết nhanh chóng định hướng và có những quyết định đúng đắn trong các tình huống đòi hỏi phải áp dụng ngay những hành động tích cực.
  11. Các phẩm chất đạo đức - ý chí  của nhân cách: tính kỷ luật, tính kiên quyết, lòng dũng cảm, can đảm, sẵn sàng vượt mọi khó khăn lớn dù là chủ quan hay khách quan.
  12. Các phẩm chất tâm lý - xã hội của nhân cách như tính cởi mở, dễ giao tiếp, tình cảm hữu nghị và đồng chí, giúp đỡ lẫn nhau, lòng vị tha và tôn trọng người khác.
  13. Khả năng đánh giá đúng đắn hành động của những người khác và hành động của bản thân mình, biết lường trước hiệu quả của các hành động đó.


         Trình độ phát triển có năng lực kể trên ở vận động viên các môn thể thao khác nhau là không như nhau. Đó là do tính chất không giống nhau về cơ cấu tâm lý của các môn thể thao khác nhau.

         Cơ cấu tâm lý của hoạt động thể thao bao gồm: 1) các chức năng tâm lý đặc thù và các phẩm chất nhân cách đó liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động thể thao, 2) các động cơ kích thích tập luyện và đạt những thành tích cao trong tranh đấu thể thao, 3) tính chất tâm lý - xã hội của các quan hệ giữa vận động viên và những người khác trong quá trình hoạt động thể thao.

         Thỉnh thoảng người ta cho rằng giáo dục thể chất  và thể thao không phải là quan trọng để phát triển đầy đủ nhân cách của con người, vì sự phát triển đó có thể đạt được rất tốt nhờ các hoạt động xã hội quan trong khác như lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động sáng tạo trong một lĩnh vực nghệ thuật nào đó.

         Tất nhiên không có cơ sở gì để yêu cầu mỗi người phải có những năng lực thể thao cao. Song đối với quá trình hình thành nhân cách nói chung, điều rất quan trọng là ở lứa tuổi nào các nhân tốt này hay khác có thể gây ảnh hưởng thuận lợi nhất để phát triển nhân cách của người đó. Nhiều môn hoạt động và các biểu hiện của nhân cách có liên quan đến môn đó là rất đặc thù đối với những lứa tuổi nhất định. Các bài tập thể chất và thể thao đặc biệt có giá trị để phá triển toàn diện nhân cách ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên. Việc sử dụng đúng phương pháp sư phạm năng lực hoạt động thể chất vốn có của lứa tuổi nào đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các tính chất tâm lý có liên quan đến năng lực hoạt động đó, và trên cơ sở ấy sẽ giúp tốt cho việc tiếp tục phát triển các đặc điểm tâm lý của nhân cách

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét