Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Thái Cực Quyền – Dương Lộ Thiền Kỳ 6: Lực áp quần hùng, xứng ngôi vô địch



            Mở võ đường chưa được bao lâu, Dương Lộ Thiền nhận được lời mời của Vũ Nhữ Thanh, một người bà con xa đang làm chức Viên ngoại lang tại Bộ Hình lên Bắc Kinh dạy võ. Nghĩ rằng, Bắc kinh là nơi đô hội, nhân tài khắp nơi hội tụ, ắt sẽ có không ít cao thủ để mình có dịp học hỏi, vì vậy Dương Lộ Thiền lại khăn gói ra đi. Đến Bắc Kinh, ban đầu, Dương Lộ Thiền được Nhữ Thanh giới thiệu đến làm tân khách ở dinh thự của một hào phú họ Trương. Họ trương trước kia mở cửa hàng buôn bán, tính tích cóp cộng thêm mánh lới làm ăn khiến hắn giàu lên nhanh chóng. Dinh thự họ Trương trở thành nơi ăn chơi hưởng lạc của quan viên cũng như các nhà hào phú đất kinh thành. Do tiền không hề thiếu, họ Trương còn tụ tập về nơi đây rất nhiều các võ sư danh tiếng đến từ khắp nơi trong cả nước. Họ được thuê để dạy võ cho con em các nhà hào phú.

            Trong bữa tiệc gặp mặt, họ Trương vừa thấy hình dáng gầy gò, cách ăn mặc quê kệch của Dương Lộ Thiền đã có vẻ khinh thường, xếp Dương Lộ Thiền ngồi sau cùng, dưới những võ sư có thân hình hộ pháp lực lưỡng. Trong bữa tiệc, Trương mỉa mai hỏi Dương Lộ Thiền “D tiên sinh, chẳng hay Miên quyền nổi tiếng của tiên sinh có thể đánh được người không?”. Dương Lộ Thiền ung dung nói: “Miên quyền của tôi ngoại trừ người đồng, người sắt, người đá là không đánh được, còn đã là người có bố mẹ sinh ra, có máu có thịt thì đều có thể đánh”. Họ Trương nghevaayj càng thích chí hơn nói: “vậy ngài có thể giao đấu một chút với các vị võ sư đang ngồi ở đây hay không?”. Dương Lộ Thiền thẳng thắn nói ngay: “được, vậy tôi xin phép được thử sức vài chiêu với các sư phụ ngồi đây”.

            Nói xong, mọi người đang ngồi đều đứng cả dậy ra sân sau, nơi luyện võ thường ngày của các võ sư. Đứng trước cả chục đối thủ có thân h ình lực lưỡng, Dương Lộ Thiền nghĩ rằng phải tốc chiến tốc thắng hạ gục đối thủ để tên họ Trương bỏ thói khinh thường người dân tỉnh lẻ. Nghĩ rồi, chân trái bước lên trước, hai tay đặt trước mặt, Dương Lộ Thiền sẵn sàng chờ đợi đòn tấn công của đối thủ. Ngay lập tức, một vị võ sư rấu tóc xồm xoàm, mặt đỏ ửng lên vì rượu, có vẻ như là người nóng tính, trợn mắt, hét lớn tung chiêu xông về phía D, chỉ thấy Dương Lộ Thiền giơ một tay ra, vụt một cái, đối thủ đã nằm chỏng gọng cách xa vài trượng.
            “Hắn không xong, để ta”, vị võ sư thứ 2 hét lớn rồi cũng hùng hổ xông vào. Nhưng kết cục cũng chẳng khác bao nhiêu. Không quá một chiêu, võ sư này đã bị Dương Lộ Thiền đánh bật ra ngoài nằm rên rỉ. Cứ như vậy, gần chục vị võ sư đình đám khắp kinh thành trở thành bại tướng dưới tay một võ sư tỉnh lẻ. Khi những võ sư mà mình sùng kính bấy lâu này đã nằm sõng soài ở các góc sân, những quan viên hào phú kinh thành vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Càng không phải nói sự kinh ngạc của họ Trương, hắn vội vàng sai gia nhân sắp tiệc rồi mời Dương Lộ Thiền ngồi lên ghế dầu. Nhưng thấy chủ nhân trước sau bất nhất, không hợp với tính cách thẳng thắn của mình, Dương Lộ Thiền cáo từ rồi ra về.

            Việc giới thiệu Dương Lộ Thiền làm giáo luyện không thành, nhưng trận đấu tại dinh thự họ Trương đã khiến cho danh tiếng Dương Lộ Thiền được cả kinh thành biết tới. Các cao thủ đất kinh thành lại kéo đến tìm Dương Lộ Thiền đòi tỉ thí. Nhưng bao nhiêu cao thủ đến, rồi bấy nhiêu người ra về cùng chiến bại. người ta chẳng hiểu vì lý do gì, bộ quyền pháp mềm oặt như thiếu sức sống của họ Dương lại lợi hại kinh người đến như vậy. bất cứ đòn đánh nào dù lợi hại đến đâu trước Dương Lộ Thiền cũng chỉ như đánh vào không khí. Và rồi đến khi họ Dương tấn công thì không quá hai chiêu, đối phương đã bị đánh văng khỏi võ đài một cách dể dàng.

            Lâu dần, người ta cho rằng, Dương Lộ Thiền lợi hại chẳng qua là vì bộ pháp linh hoạt và thân thủ uyển chuyển chứ không có gì đặc biệt và bí hiểm. Thế nên, thời ấy, một võ sư nội gia danh tiếng Bắc Kinh đã tìm Dương Lộ Thiền đòi đấu nội công. Ban đầu, Dương Lộ Thiền từ chối nói rằng việc thi đấu chỉ trọng việc thắng thua, như vậy không thể mở rộng giao lưu giữa các môn phái, chẳng có ích gì cho sự phát triển võ thuật. Nhưng vị võ sư danh tiếng này thì lại một mực cho rằng, hóa ra lời đồn đại trong dân gian là có thật, rằng Dương Lộ Thiền thắng được người ta chẳng qua vì giỏi trốn tránh, không bao giờ dám độ sức trực tiếp cả. Càng tin rằng mình có thể đánh bại D, vị võ sư này liên tiếp gửi thư đến khiêu chiến D, nhất định đòi ông ra mặt quyết đấu. Thậm chí, hắn còn thuê người tìm cơ hội mỗi khi Dương Lộ Thiền xuất hiện chốn đông người là mỉa mai, nói ông rụt đầu rụt cổ không dám nhận lời quyết đấu của đối phương.

            Rồi cũng đến lúc giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Dương Lộ Thiền quyết định nhận lời quyết đấu để chứng minh rằng, cái lợi hại của Thái Cực Quyền họ Dương không phải chỉ có sự uyển chuyển và linh hoạt. trong ngày quyết đấu, hai bên ước định đối phương sẽ đánh Dương Lộ Thiền ba quyền trước và sau đó sẽ đến lượt Dương Lộ Thiền dùng “Miên quyền” đánh lại ba quyền. Dương Lộ Thiền chấp nhận để đối phương đánh trước ba quyền. Trên võ đài, ông chọn góc sát rìa ngoài cùng nói: “nếu quyền của các hạ có thể khiến tại hạ thoái lui hai bước tại hạ sẽ ngã khỏi võ đài và xem như thua”. Nói rồi, Dương Lộ Thiền đứng thủ thế chờ đợi đòn tấn công của đối phương.
            Nhưng những võ sư kinh thành nào có biết, trước khi học võ, hàng mấy chục năm trời, Dương Lộ Thiền ngày nào cũng đẩy xe than nặng 800 cân đi khắp phủ Quảng Bình. Chẳng phải ngẫu nhiên, người ta lại gọi Dương Lộ Thiền là “800 cân” hay “Dương lão hổ”. Tuy thời gian ấy, Lộ thiền không luyện võ nhưng căn cơ ấy chẳng kém gì những người luyện võ từ nhỏ. Lại thêm gần 20 năm trời khổ luyện tại Trần Gia Câu, công phu của Dương Lộ Thiền nào chỉ có vẻ ngoài.

            Thế nên khi quyền của đối thủ vừa xuất ra thì lần này không phải là như đánh vào không khí mà như chạm phải một ngọn núi vững chãi sừng sững. Trong những cơn gió thu se lạnh đầy cát bụi của thành Bắc Kinh, trên võ đài, Dương Lộ Thiền vẫn đứng sừng sững không hề nhúc nhích mà đối phương thì đánh đến quyền thứ bẩy. toát mồ hôi, vị võ sư danh tiếng đất kinh thành giật lùi lại phía sau vì hoảng sợ. Lúc này, Dương Lộ Thiền mới ung dung nói: “đến lượt tại hạ, xin các hạ đứng cho vững”. lời nói chưa dứt, quyền thế kinh người đã ập tới. chỉ mới một quyền, vị võ sư kia đã bị Lộ Thiền đẩy lùi đến gốc bên kia của võ đài rồi ngồi phịch xuống vì đau đớn. Thắng thua đã rõ.

            Những người dân hiếu kỳ đất kinh thành đều lắc đầu lè lưỡi vì võ công thâm sâu khó dò của họ Dương. Thế là từ đó, những người biết chút ít võ công ở chốn kinh thành khi nhắc đến Dương Lộ Thiền đều kèm theo hai chữ “Vô Địch”. Người ta đồn với nhau rằng, họ Dương là kẻ “bất khả chiến bại” đừng có dại dột mà đến tỉ thí làm gì. Cái tên Dương Lộ Thiền lừng danh khắp thành Bắc Kinh hình thành từ đó. Cũng nhờ thế Dương Lộ Thiền đã lọt vào mắt xanh của vị Đoan Vương Thanh triều. Sau đó ít lâu, Đoan Vương mời Dương Lộ Thiền vào làm giáo luyện ngay trong phủ đệ của mình. Dương Lộ Thiền cùng vợ và hai con trai đã sống một thời kỳ dài trong phủ Doan Vương cho đến tận những năm cuối đời mới trở về quê.

            Cũng trong thời gian làm giáo luyện trong Vương phủ, đã diễn ra cuộc đấu huyền thoại và ly kỳ giữa hai môn phái Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng, giữa hai vị giáo luyện và cũng là hai truyền kỳ võ học Dương Lộ Thiền và Đỗng Hải Xuyên. Cuộc đấu tuy không phân thắng bại nhưng đã giúp Dương Lộ Thiền và Đỗng Hải Xuyên trở thành đôi bạn tri kỷ về võ học. Đổng Hải Xuyên luôn khiêm nhường, cho rằng mình kém hơn D, còn Dương Lộ Thiền cũng khâm phục vì sự kiên cường của Hải Xuyên. Tuy vậy, người ta vẩn kể rằng mỗi khi có cơ hội, hai ông tổ của hai môn phái lại tìm cách so tài và mỗi lúc như vậy lại chẳng ai chịu ai.

            Một lần, hai người đi dạo ở Đức Thắng Môn. Đột nhiên, một con chim sẽ sà xuống sát hai người. Đổng Hải Xuyên thấy vậy, dùng môn khinh công khoái tuyệt của mình, nhón tay bắt lấy con chim mà không hề làm xây xước chút nào. Bắt xong, Hải Xuyên nhẹ nhàng chuyển con sẽ vào tay lộ Thiền rồi vừa đi vừa mỉm cười. Biết ý Hải xuyên có ý thử mình, Dương Lộ Thiền cũng không chịu thua kém. Chỉ thấy con chim trên tây Dương Ra séc vỗ cánh mà không thể bay lên được mặc dù tay của Dương Lộ Thiền hoàn toàn mở rộng. hóa ra, biết loài chim trước khi bay lên, chân bào giờ cũng nhún xuống mượn điểm tựa để lấy lực bay lên nên dù tay Dương Lộ Thiền vẫn mở rộng, nhưng ông đã quan sát rất kỹ cử động của con sẻ. Mỗi khi con chim nhún xuống mượn lực để bay lên, ông lại buôn tay khiến nó không có lực để bay lên được. Đủ thấy, quyền pháp của Dương Lộ Thiền linh hoạt và biến hóa đến mức nào.

2 nhận xét: