Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

YẾU LĨNH LUYỆN TẬP BÁT QUÁI CHƯỞNG



1. Thận hạng đề đỉnh, lưu đồn thâu khang.
Cái gọi là thuận hạng chính là cổ và ót (tức phần sau của đầu) phải vươn thẳng tự nhiên. Khi luyện tập, đầu không ngửa ra sau hoặc cúi xuống hay nghiên qua trái, qua phải.
Cái gọi là đề cảnh chính là cằm dưới kéo vào trong, đầu thẳng.
Cái gọi là lưu đồn chính là hạ mông xuống rồi thu vào trong, khi luyện tập mà mông nhấc lên thì không ổn.
Cái gọi là thâu khang chính là cơ ở vùng hậu môn phải thu vào chứ không thể thả lỏng.
2. Tùng kiên trầm trửu, thực phúc thưởng hung.
Cái gọi là tùng kiên chính là hai vai phải buông xuống khi luyện tập vai không được nhô lên. Trầm trửu là khủyu tay phải giữ trạng thái trầm xuống. khi luyện tập phải cong như hình bán nguyệt.
Bụng là nơi chứa khí, cái gọi là thực phúc chính là khi luyện tập phải hít sâu hơi vào trong bụng, khi bụng đầy khí thì sẽ có trạng thái khí trầm đơn điền, nội thả cổ thương.
Thưởng hung chính là thả lỏng phần ngực, phần ngực ảnh hưởng đến tim, vì vậy cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông máu huyết. Do đó phải thả lỏng ngực ra.
3. Cổn toàn tranh lý, kỳ chính tương sinh.
Ở đây muốn nói đến sự thay đổi của kình lực khi luyện tập, cái gọi là cổn tức là động tác xoáy rút về của cổ tay, toàn tức là cổ tay rút về thật nhanh, khi đó tay từ phía trước mặt được rút xoáy về theo hình trôn ốc. Tranh tức là cổ tay mở ra ngoài, lý tức là cổ tay ôm vào trong, mục đích của bốn đọng tác này là mượn sự rút về để sinh ra lực.
Ví như lấy động tác cổn có hình tròn mà nói, nếu xỉa về phía trước thôi thì không có lực, kình lực của cổn chỉ có thể giữ được lực lớn nhất khi kình lực ở phía trước và phía sau nảy sinh ra mâu thuẫn. Vì vậy khi luyện tập cổn phải mang theo toàn, động tác xoay chuyển theo hình tròn phải là động tác theo hình trôn ốc, tranh và lý cũng như thế.
Chỉ có hai cổ tay và hai khuỷu tay ôm nhau cũng không đủ, ta cần phải sử dụng kình lý, nhưng kình lý là kình thu vào trong, không có kình phóng ra ngoài, giả sử trong kình lý mà mang theo kình tranh, sẽ có sự đối kháng giữa rút vào và mở ra, lúc đó cái gọi là mâu thuẫn giữa kình lực với nhau sẽ nảy sinh.
Hai chữ kỳ chính nói lên sự mâu thuẫn giữa hai sự vật khác tích chất. Kỳ chính tương sinh có thể nói thành “nảy sinh mâu thuẫn”.
Tất cả kình lực của Bát Quái Chưởng đều được phát huy do bốn loạn lực cổn, toàn, tranh, lý đối kháng nhau (chú thích: mỗi danh sự đều có cách giải thích khác nhau về bốn loại kình lực này).
4. Long hình hầu tướng, hổ tọa ưng phiên.
Ở đây muốn nói về sự thay đổi của thân hình, thân pháp và bộ phái khi luyện tập, một trong những đặc điểm của động tác Bát Quái Chưởng chính là tẩu (đi), bộ hình theo hình tròn này phải được đi tự nhiên như du long. Một trong những đặc điểm là thị (nhìn), trong Bát Quái Chưởng, khi di chuyển bộ pháp, khi thay đổi tay, hoặc khi xoay người cần phải chú ý nhìn hai tay. Có câu thủ nhãn tương tùy (tay đến đâu thì mắt đến đó), nhãn ở đây chính là nhìn,nó thể hiện sự vận động của tinh thần. Tinh thần ở đây cần phải cảnh giác giống như loài khỉ đang ôm vật mà sợ người ta giật, sự nhìn ở đây được thể hiện qua đôi mắt.
Đặc điểm thứ ba của Bát Quái Chưởng là tọa (ngồi), khi xoay người, hai chân phải như ngồi xuống, tuyệt đối không nên đứng thẳng, khi xoay người hoặc đổi chưởng, cũng thường có động tác tọa trang, động tác ngồi xổm này và thoái pháp cũng phải mạnh mẽ có lực như hổ ngồi.
Đặc điểm thứ tư trong Bát Quái Chưởng là phiên, cái gọi là phiên tức là động tác xoay người. Khi xoay người cần phải lanh lẹ như chim ứng đang chao liệng trên không trung.
5. Ninh toàn tẩu chuyển, đăng cước ma kinh.
Cái gọi là ninh toàn tẩu chuyển chính là khi di chuyển cần phải vặn eo, vặn khủyu tay, vặn tay, vặn cổ để sinh ra lực vặn.
Đăng cước ma kinh tức là khi tiến về phía trước chân đi phía trước phải bước nhẹ, còn chân đi phía sau phải đạp mạnh theo chân phía trước. Chân phía trước không nên đi quá sớm hoặc bước quá lớn.
6. Khúc thoái thượng nên, túc tâm hàm không.
Cái gọi là khúc thoái có nghĩa là khi bước đi hai chân phải ở trạng thái cong thích hợp, lực của thân người dồn vào hai chân, thượng ni tức là khi hai chân bước về phía trước không nên giơ quá cao, phải gióng như lê bước trong bùn.
Túc tâm hàm không có nghĩa là khi bước đi mũi chân và gót chân đồng thời hạ xuống đất, năm ngón chân phải như bấu xuống đất, như thế lòng bàn chân sẽ có trạng thái rỗng.
7. Khởi bình lạc khấu, liên hoàn tung hoành.
Cái gọi là khởi bình chính là chân dù cho bước cao cũng phải túc tâm hàm không, tức là mặt bàn chân phải nằm ngang. Còn khi hạ bước xuống thì ngón chân phải bấu xuống đất.
Liên hoàn là liên miên không dứt, ý thức không dứt, kình lực không tuyệt, động tác không ngừng.
8. Yêu như trụ lập, thủ dĩ luân hành.
Khi rèn luyện Bát Quái Chưởng cần phải lấy eo làm trụ, khi động tay trước tiên phải động thân, khi động thân trước tiên phải động eo, eo dẫn dắt tất cả mọi hành động, khi thay chưởng thì cổ tay phải hoạt động như hình tròn, bởi vì động tác của hình tròn tương đối nhanh nhẹn, ngoài ra cũng có tác dụng giữ cho động tác được liền mạch.
9. Chỉ phân chưởng ao, bài lạc bình kiên.
Cái gọi là chỉ phân chính là năm ngón tay mở ra, không khép vào với nhau, ao chưởng chính là lòng bàn tay phải khum lại thành hình lõm. Bài lặc có nghĩa là khi di chuyển hai cổ tay phải hoạt động theo hình tròn, không được đẩy về phía trước, còn bình kiên có nghĩa là hai vai chuyển ngang hoặc khi xoay người đổi chưởng thì phải giữ cho thăng bằng, không được bên cao bên thấp.
10. Trang như sơn nhạc, bộ tự thủy trung.
Cái gọi là trang chính là động tác mang tính ngừng, trang bộ trong Bát Quái Chưởng phải vững như núi, không thể có động tác mạnh như đẩy núi, bộ là ý muốn nói động tác mang tính động, thượng nên bộ trong Bát Quái Chưởng là một loại bộ pháp trong nặng có nhẹ.
Phương pháp luyện tập Bát Quái Chưởng không nặng nề cũng không nhẹ nhàng.
11. Hỏa thượng thủy hạ, thủy trọng hỏa khinh.
Trong thuyết âm dương ngũ hành, hỏa thuộc tâm, thủy thuộc thận, tâm hỏa thân thủy. Ở phía trước có nói đến thực phức thưởng hung chính là tâm phải trống rổng, mà phúc phải thật đầy đặn.
12. Ý như phiêu kỳ, hựu tự điểm đăng.
Vào thời cổ, khi luyện binh, để ra lệnh cho binh lính thay đổi trận pháp người ta dùng cờ và lửa. Còn trong vận động của Bát Quái Chưởng cũng do ý thức dẫn dắt cho động tác.
13. Phúc nải khí căng, khí tự vân hành.
Như phía trước đã nói, bụng là nơi chứa khí, khi rèn luyện trước tiên phải hít sâu khí vào bụng.
Như hít mạnh hay hít nhẹ? Trong Bát Quái Chưởng, khí vận hành có nghĩa là hít nhẹ như mây bay trên bầu trời chứ không phải hít mạnh.
14. Ý động sinh tuệ, khí hành bách khổng.
Ý động sinh tuệ có nghĩa là động tác của Bát Quái Chưởng cũng gióng như “ý như phiêu kỳ hựu tự điểm đăng” mà phía trước đã nói, động tác có ý thức sẽ rèn luyện được sự nhanh nhạy.
Còn khí hành bách khổng có nghĩa là việc hô hấp sâu trong Bát Quái Chưởng sẽ giúp cho khí đi đến các bộ phận cần thiết.
15. Triển phóng thu khẩn, động tĩnh viên tranh.
Cái gọi là “triển phóng thu khẩn” là ý muốn nói đến sự khai hợp của tư thế. Tư thế khai là phải mở ra một cách tự nhiên, còn tư thế hợp là phải thu vào chắc chắn. Còn “động tĩnh viên tranh” có nghĩa là trong động phải có tĩnh, trong tĩnh phải có động. Cực điểm của động phải là phát nguyên của tĩnh, cực điểm của tĩnh là phát nguyên của động. Như thế động và tĩnh mới có thể tuần hoàn.
16. Thần khí ý lực, hợp nhất tập trung.
Tinh thần, khí công, ý thức, lực là phía trước đã nói không phải được tập luyện tách rời với nhau mà phải hợp nhất tập trung, nếu không thể hợp nhất tập trung thì các động tác sẽ không nhất quán với nhau, không thể hợp nhất tay chân thì không thể nào hành động được.
Cái gọi là hợp nhất chính là “tay chân tương hợp, vai hông tương hợp, khuỷu gối tương hợp, thần khí tương hợp, khí lực tương hợp, trong ngoài tương hợp”.
Còn tập trung tức là lục hợp phải thống nhất, điều hòa tạo thành một thể hoàn chỉnh.
17. Bát chưởng chân lý, cụ tại thử trung.
Nếu có thể hoàn toàn nắm được phương pháp rèn luyện Bát Quái Chưởng như đã nói ở trước và vận dụng phương pháp này, như thế có thể nắm được kỹ thuật của Bát Quái Chưởng.
Những yếu lĩnh đã trình bày ở trên được dùng chung cho tất cả các động tác, cần phải hiểu và ứng dụng trong khi luyện tập các động tác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét