Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Ý NGHĨA CÁC CHIÊU THỨC VÕ THUẬT (P1)




CÁC CHIÊU THỨC
Các chiêu thức là cách dạy Kungfu truyền thống. Mỗi chiêu thức giống như khiêu vũ là một loạt các chuỗi ký thuật đấm, khóa, đá và được sắp xếp theo một trình tự. Mỗi môn phái đều có chuỗi chiêu thức riêng, được truyền qua nhiều thế kỷ và từ thế hệ này đến thế hệ khác qua việc dạy dỗ và tập luyện. Sau khi học các yếu tố căn bản của môn phái, những người mới bắt đầu sẽ học chiêu thức và từ đó trở đi, hầu hết phần còn lại của quá trình tập luyện của họ đều là học các chiêu thức khác nhau. Bởi vì các chiêu thức là một phần quan trọng như vậy đối với việc luyện tập kungfu, nên bạn cần phải biết chúng được sáng tạo ra như thế nào và tại sao chúng lại hữu ích, và phải học ra sao.

KHỞI NGUỒN
Các chiêu thức ban đầu của một môn võ cụ hể bắt nguồn từ đâu? Theo truyền thống, các chiêu thức được các võ sư sáng tạo ra dành cho các môn sinh của mình với  mục đích tập luyện hay dạy chiến thuật đánh nhau. Vì thế đối với một môn phái kungfu cụ thể, các chiêu thức là tập hợp của tất cả các chiêu thức được truyền từ thế hệ trước và những chiêu thức mới do các võ sư đương thời sáng tạo. Trong hầu hết các trường hợp, mục đích hay quy tắc chủ đạo trong việc sáng tạo ra một chiêu thức là nhằm giúp các môn sinh tiếp thu và tập luyện nhanh hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn. Theo nghĩa đó, động cơ ban đầu nằm sau mỗi chiêu thức có thể rất riêng, tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân sư phụ hay sự quan sát của các môn sinh.

Các sư phụ có thể nhìn thấy những vấn đề cụ thể mà các môn sinh gặp phải, từ đó tạo ra các chiêu thức mới giúp họ vượt qua những vấn đề đó. Các võ sư cũng sáng tạo ra các chiêu thức để thể hiện những chiến thuật cụ thể của họ. Bằng kinh nghiệm, họ có thể thấy rằng sự kết hợp các chiêu thức nhất định nào đó hoặc chiêu thức nhất định nào đó đặc biệt có hiệu quả và vì thế họ mong muốn được gìn giữ và truyền dạy sự minh mẫn này trong chiêu thức.

Thêm nữa, từ thời nhà Thanh (1644 – 1911), các chiêu thức cũng được sáng tạo để biểu diễn. Trong thời gian này, người Mãn Châu luôn đàn áp các cuộc nổi loạn và đặc biệt nhắm vào các võ sư, cấm tất cả những người Hán không được mang vũ khí và luyện võ. Để che giấu nguồn gốc của mình, rất nhiều chiến binh đã kiếm sống bằng các nhóm sơn đông mãi võ và những người biểu diễn trên đường, và trong những câu chuyện được sáng tạo vào thời này có rất nhiều cảnh đánh nhau. Chỉ bằng cách đó họ mới được luyện võ công khai, nhưng như vậy cũng có nghĩa là các chiêu thức thiên về nhào lộn, giấu dưới lớp võ khiêu vũ và cũng để làm vui lòng khán giả.

Ngày nay các chiêu thức cũng được sáng tạo đặc biệt cho các cuộc thi đấu như Wushu – một môn phái võ hiện đại của Trung Quốc và một cách biểu diễn giải của Kungfu . Các chiêu thức wushu được sáng tạo để thi đấu quốc tế và danh cho các dịp lễ lạt ở Trung Quốc. Các chiêu thức mới này thách thức những người biểu diễn bằng một loạt những kỹ thuật đã được hàn thiện và để đảm bảo rằng người chiến thắng đã thể hiện nghệ thuật của võ học Trung Hoa. Bằng cách sáng tạo chiêu thức mới cho mỗi cuộc tranh tài, Ủy ban Wushu cũng đảm bảo rằng tất cả những người tham dự đều có thời gian tập luyện và thể hiện như nhau. Trong trường hợp này, nắm vững một chiêu thức có nghĩa là thể hiện các kỹ năng và sự khéo léo nhưng không nhất thiết phải là người sẵn sàng chiến đấu như trong Kungfu truyền thống.

TÊN GỌI
Mỗi một chiêu thức đều có tên gọi. Rất nhiều chiêu thức cũ và truyền thống đều có những tên rất thơ mộng, gợi lên hình ảnh của tự nhiên (như: Kim thiền thoát xác, Ngọc nữ xuyên thoa, Hổ Hạc song hình). Mố số chiêu chức lấy tên của người sáng tạo hay theo địa danh nơi lần đầu tiên được giới thiệu (như Lông Hồ cước, Hồng Gia Phái). Tương tự, các động tác tạo ra các chiêu thức cũng có những tên rất thơ (như Hắc Long dao vĩ, Ngạ hạc độc cước, Hồ điệp chưởng), những tên gọi này có những mục đích khác nhau.
  • Trước tiên, các chiêu thức này dễ nhớ hơn vì đặc biệt và nhiều màu sắc.
  • Thứ hai, khi nghe tên gọi của chiêu thức, các môn sinh đặc biệt là những người mới bắt đầu có thể hình dung một vài yếu tố ẩn chứa bên trong và hiểu được cách thực hiện chiêu thức chính xác, đặc biệt là những ten gọi nào gợi lên những hình ảnh gắn với thiên nhiên thể hiện những đặc điểm tự nhiên, duyên dáng và hiệu quả trong các động tác của loài vật.
  • Cuối cùng, và có thể là lý do quan trọng nhất đối với buổi khởi đầu của võ thuật, tên gọi đầy chất thơ như vậy là một dạng mã ngăn ngừa đối thủ học lóm các bí quyết về các chiêu thức. trong khi bạn và các bạn đồng môn có thể biết ngay Liên hoàn hỏa tiễn, nghĩa là gì thì có thể đối với người ngoài sẽ không hiểu gì cả.
  • Ở thế kỷ 20, tên gọi đầy chất thơ như vậy của chiêu thức được thay thế bằng các thuật ngữ có tính miêu tả rõ ràng hơn, ví dụ: Đấm bên phải phía trước ngực, khóa phía trên, đấm xuống v.v.. Ngược lại với thời quá khứ, ngày nay chiêu thức cần được lưu truyền chính xác và hiệu quả trong số đông thay vì giữ bí mật trong một số thành phần ưu tú được lựa chọn kỹ càng.

CÁC CHỨC NĂNG
Chiêu thức có những chức năng quan trọng cho cả võ thuật lẫn võ sĩ.
  1.      Về khía cạnh võ thuật, các chiêu thức giống như là một từ điển bách khoa hay sách hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật của một môn phái cụ thể. Trong quá khứ, duy trì được sự thuần khiết và chính xác của một kỹ thuật từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng là một vấn đề vừa quan trọng vừa rắc rối. Các môn sinh miệt mài luyện chiêu thức sao cho thật chính xác, và họ biết rằng thực hiện đúng các kỹ thuật là cách duy nhất mà thế hệ tiếp theo có thể học được. Cũng giống như một câu thì dễ nhớ hơn các từ riêng lẻ, các kỹ thuật này được liên kết với nhau theo một thứ tự với ý nghĩa là làm cho các chiêu thức dể nhớ hơn. Vì thế các chiêu thức có chức năng là một phương tiện dễ dàng nhất có được để duy trì được một môn phái và truyền các kỹ thuật này từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  2.       Đối với môn sinh, các chiêu thức là một tài liệu tham khảo căn bản đối với việc học của họ. Thêm vào các chiêu thức đã từng và hiện nay vẫn là những tài liệu học căn bản nhất. Kết hợp các kỹ thuật thành một chuỗi sẽ dễ hàng hơn, nếu không muốn nói là làm cho quá trình học thú vị hơn. Sự trôi chảy sẽ giúp cho cơ thể cảm nhận được các động tác, thứ tự lớp lang sẽ giúp cho không có kỹ thuật nào bị bỏ qua hay tập luyện quá mức. Đồng thời, các chiêu thức cũng làm cho sự phụ dạy dễ hơn. Ở tất cả các môn phái, các chiêu thức có thể được nhóm lại theo các cấp bậc về độ khó. Vì thế sẽ có những chiêu thức nhất định được học trước, và có những chiêu thức chỉ dành cho các cấp cao hơn. Với ý nghĩa này, các bài tập đã được ấn định. Vì thế các chiêu thức sẽ là một dụng cụ huấn luyện rất hiệu quả và thuận tiện cho cả người học lẫn người dạy.
  3.       Đặc biệt quan trọng đối với môn sinh, chiêu thức rèn luyện thân thể, tập luyện chúng sẽ tăng cương sức chịu đựng, khả năng giữ thăng bằng và kết hợp, tất cả điều là những yếu tố vô cùng quan trọng khi lâm trận. Phải thực hiện các kỹ thuật này theo những thứ tự khác nhau, (trong các chiêu thức khác nhau) có nghĩa là các môn sinh phải học các kỹ thuật một cách đầy đủ. Học bắt buộc phải biết cách thực hiện mỗi một chiêu thức bất kể chiêu thức đó có trước hay có sau. Điều này cần có một sự linh hoạt, sự kết hợp và sự ăn ý về thời gian. Nó cũng dạy các môn sinh cách sử dụng, trao đổi năng lượng.
  4.       Chiêu thức luyện tâm trí. Để thực hiện chiêu thức chính xác, bạn cần phải nhớ được thứ tự của nó. Ở giai đoạn đầu, việc này đòi hỏi bạn phải hoàn toàn tập trung vào hình thái bên ngoài: nhớ đúng thứ tự và thực hiện một cách chính xác. Sau nhiều lần lập đi lặp lại,  các thứ tự này sẽ trở thành tự động, và tâm trí của bạn có thể coi ý nghĩa chiêu thức là hành động của cuộc chiến thực sự. Vì thế, trong khi tập luyện, bạn luôn phải giữ cho đầu óc tỉnh táo và sẵn sáng đối với chiêu thức bạn sẽ thực hiện và những kỹ thuật sẽ diễn ra tiếp theo. Như vậy tâm trí bạn luôn tỉnh táo (và tránh cho bạn không bị nhàm chán trong khi phải thực hiện lập đi lập lại các chiêu thức).
  5.       Với ý nghĩa thay cho một trận chiến đấu thực sự, chiêu thức huấn luyện thể chất và tinh thần với nỗ lực tập trung và liên tục. Cuộc chiến đấu là một loạt sự kết nối: đối phương đấm, bạn khóa, bạn đá, đối phương khó, và cứ thế - nên bạn cần phải quen và cảm thấy thoải mái khi phải thay đổi từ động tác này/kỹ thuật này sang động tác/ kỹ thuật khác. Khi chiến thì không được nghỉ, nên bạn cần có sức chịu đựng. Trận chiến cũng diễn ra đồng thời và không đoán trước được, vì thế bạn cũng cần phải học những chiêu thức khác nhau và tập luyện theo các thứ tự khác nhau – đặc biệt là các chiêu thức của các sư phụ khác nhau – thể hiện chiến thuật chiến đấu khác nhau. Và tâm trí của bạn phải luôn tỉnh táo. Chiêu thức giúp tập luyện tất các các yếu tố cần thiết, nhưng không có trận chiến đấu nào thực sự diễn ra theo đúng các thứ tự các chiêu thức. Khi lâm trận thực sự, không những khác về thứ tự các động tác tấn công, mà còn không thể đoán được mức độ dữ dội. Đối phương có thể to, nhỏ, cứng, mềm, khỏe, yếu, thuận tay trái hoặc phải v.v.. Bạn phải điều chỉnh các kỹ thuật và chiến thuật của mình ngay lập tức và đồng thời. Các chiêu thức khác nhau – kết hợp khác nhau, thứ tự khác nhau, đôi khi cả kỹ thuật khác nhau – đều thể hiện các chiến thuật khác nhau. Nêu bạn vẫn luôn cảnh giác, thì kinh nghiệm thực hiện các kỹ thuật khác nhau với sự kết hợp khác nhau và sử dụng tư duy chiến thuật của người khác sẽ giúp bạn phát triển được phong cách chiến đấu của riêng bạn – và để chiến đấu hiệu quả khi cần thiết.
  6.       Chiêu thức cũng là cơ hội phát triển tính cách cá nhân. Ở đay là sự hiện diện các khía cạnh nghệ thuật của Kungfu. Mạc dù thứ tự đã được định, mặc dù các động tác căn bản của các kỹ thuật đã được miêu tả trước, nhưng việc thực hiên trên thực tế bởi mỗi các  nhân đều mang tính cá nhân. Theo thứ tự các động tác, người ta thể hiện bản tính cá nhân của mình. Hãy nhìn những người mới tập luyện, ngay cả ở những giai đoạn đầu, bạn cũng có thể thấy được cá tính của mỗi người rất khác nhau trong việc phân bố thời gian hay kết hợp cũng như thực hiện các động tác. Đây chính là hạt mầm của cái đẹp và biểu hiện cá nhân của năng lực mà sẽ được phát triển trong quá trình tập luyện, và cũng là những yếu tốt làm cho khán giả thấy hấp dẫn và tán thưởng ngay từ những ngày đầu võ thuật được giới thiệu.
  7.         Cuối cùng, chiêu thức ngày nay còn có nghĩa đánh giá các kết quả và thực hiện các kỹ năng. Biểu diễn thường có những chiêu thức và chiêu thức được dùng để thi đấu và tranh giải. Khi những người mới bắt đầu đã mạnh hơn, sự phụ sẽ chỉ định, sẽ giới thiệu những chiêu thức mới tăng dần về độ khó để thách thức và phát triển khả năng của họ xa hơn. Những ai đã biết về một môn phái hay một một trường cụ thể sẽ đánh giá được sự tiến bộ và khả năng của các môn sinh qua các chiêu thức họ biết và cách thực hiện các chiêu thức đó. Trên thực tế, trong nhiều môn phái, có một số chiêu thức được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ và thành quả của các môn sinh. Khi sư  phụ quyết định dạy một chiêu thức ở mức độ cao hơn thì các môn sinh biết rằng mình đã đạt được một mức độ cao hơn trong khi tập luyện. Đồng thời, mỗi chiêu thức cũng thể hiện trình độ của môn sinh bằng cách nó được thể hiện. Những người mới bắt đầu có thể diễn chiêu chính xác, còn các cao đồ lại có khả năng thể hiện được sự hiểu biết của các động tác này sâu sắc và rỏ ràng hơn. Cũng giống như trong âm nhạc, mặc dù ai học nhạc cũng có thể chơi Beethoven, nhưng người mới bắt đầu chỉ thể hiện ra được khả ăng nắm vững các nốt nhạc, còn người có đẳng cấp cao hơn có thể sử dụng các nốt nhạc này để thể hiện cảm xúc của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét